Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2019: Góc nhìn từ cơ hội và thách thức

Cập nhật: 09:15 | 11/07/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - “Tại sao tại Hà Nội và TP. HCM, số lượng doanh nghiệp dù thuộc tốp đầu trong sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2019 nhưng tốc độ tăng trưởng lại “văng” ra khỏi nhóm 10 địa phương dẫn đầu mặc dù biết tốc độ tăng là khó nhưng đầu tàu kinh tế phải giữ được nhịp độ chung của cả nước? Tại sao những tỉnh lân cận Bạc Liêu, Sóc Trăng cùng điều kiện kinh tế - xã hội lại có tốc độ phát triển thấp hơn hai địa phương này?”.

sach trang doanh nghiep viet nam 2019 goc nhin tu co hoi va thach thuc

Thông tin về những mặt hàng xuất khẩu sắp được đưa vào giám sát đặc biệt

sach trang doanh nghiep viet nam 2019 goc nhin tu co hoi va thach thuc

Thủ tướng phân công soạn thảo 14 dự án luật và pháp lệnh

sach trang doanh nghiep viet nam 2019 goc nhin tu co hoi va thach thuc

Công bố Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam

Ngày 10/7, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố “Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2019”. Tại lễ công bố, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh: “Thời nào thì doanh nghiệp, doanh nhân đều là lực lượng xung kích đi đầu, nơi sản xuất của cải vật chất, tạo công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế và thu nhập của ngân sách".

sach trang doanh nghiep viet nam 2019 goc nhin tu co hoi va thach thuc
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại buổi lễ công bố

Sách trắng năm nay có gì mới?

Với Sách Trắng doanh nghiệp 2019, Phó Thủ tướng tin tưởng Chính phủ đã có bức tranh chân thực, toàn cảnh, đầy đủ và chính thống về tình hình phát triển doanh nhiệp để các nhà hoạch định chính sách, quản lý, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tham khảo.

Tính tới 31/12/2018, cả nước có 714.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong bảng xếp hạng mức độ phát triển doanh nghiệp của các địa phương, TP. HCM với 228.267 doanh nghiệp chính là đơn vị dẫn đầu về số lượng doanh nghiệp, tiếp đến là Hà Nội với 143.119 doanh nghiệp, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng, Nghệ An, Thanh Hoá và Bắc Ninh lần lượt xếp sau đó. Ở nhóm cuối, đa số là các tỉnh miền núi phía Bắc, một vài tỉnh ở Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long... có ít doanh nghiệp hoạt động (từ trên 600 tới khoảng 2.000 doanh nghiệp/tỉnh).

Đặt ra vấn đề các tỉnh có ít doanh nghiệp, Phó Thủ tướng cho biết, chỉ số tốc độ tăng doanh nghiệp sẽ phản ánh rõ hơn mức độ quan tâm của chính quyền địa phương với phát triển doanh nghiệp.

Theo đó, các tỉnh còn khó khăn như Sóc Trăng đứng thứ 47 về số lượng doanh nghiệp nhưng tốc độ tăng doanh nghiệp trong năm 2018 so với năm 2017 đứng thứ 2 cả nước với 16%, còn Bạc Liêu có số lượng doanh nghiệp đứng thứ 53 nhưng tốc độ tăng đứng thứ 7. Trong khi đó, TP. HCM lại xếp thứ 18 và Hà Nội xếp thứ 41 về tốc độ tăng doanh nghiệp.

Theo Phó Thủ tướng, chỉ số này cũng đặt ra vấn đề: “Tại sao tại Hà Nội và TP. HCM, số lượng doanh nghiệp dù thuộc tốp đầu trong sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2019 nhưng tốc độ tăng trưởng lại “văng” ra khỏi nhóm 10 địa phương dẫn đầu mặc dù biết tốc độ tăng là khó nhưng đầu tàu kinh tế phải giữ được nhịp độ chung của cả nước? Tại sao những tỉnh lân cận Bạc Liêu, Sóc Trăng cùng điều kiện kinh tế - xã hội lại có tốc độ phát triển thấp hơn hai địa phương này?”.

Mục tiêu đạt 1 triệu doanh nghiệp vẫn trong tầm tay

Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành Trung ương sử dụng Sách Trắng doanh nghiệp hằng năm là nguồn thông tin chủ yếu, tin cậy để phục vụ cho nghiên cứu hoạch định chiến lược thuộc ngành lĩnh vực mình phụ trách; đánh giá đúng, thực chất mặt mạnh, yếu trong lĩnh vực phát triển doanh nghiệp, đề xuất chính sách phát triển với mục tiêu cả nước có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả vào năm 2020 vốn là một mục tiêu nhiều thách thức.

sach trang doanh nghiep viet nam 2019 goc nhin tu co hoi va thach thuc
Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 6 tháng đầu năm 2019 là 7.800

Theo Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm, con số 714.000 doanh nghiệp đang hoạt động là những doanh nghiệp còn mã số thuế, có sản xuất kinh doanh và đóng thuế. Những doanh nghiệp đã phá sản, giải thể sẽ không được tính.

Thực tế, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn trong 6 tháng đầu năm nay là 21.100 doanh nghiệp, trong khi 21.800 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể. Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 6 tháng đầu năm 2019 là 7.800, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước.

"Trong 2 năm tới, nếu đạt được như năm 2018, thì sẽ có khoảng 270.000 doanh nghiệp được thành lập. Chúng ta sẽ có khoảng 970.000 - 980.000 doanh nghiệp vào cuối năm 2020. Mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 tuy khó nhưng không có nghĩa là không đạt được", ông Nguyễn Bích Lâm cho hay.

Trong ba năm qua, số doanh nghiệp thành lập mới mỗi năm đều trên 100.000 doanh nghiệp, cao nhất từ trước đến nay (trong đó năm 2016 có 110.100 doanh nghiệp; năm 2017 có 126.859 doanh nghiệp và năm 2018 có 131.275 doanh nghiệp).

Cơ hội của doanh nghiệp Việt

Liên quan tới việc hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tận dụng cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng cho biết, các cơ quan của Chính phủ đã cơ bản thực hiện toàn bộ các nội dung trong Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ như xây dựng nghị định, khung pháp lý hỗ trợ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao xây dựng nghị định thành lập quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện quỹ này đã hoạt động ổn định. Ngoài ra các hoạt động tư vấn, đào tạo đã được triển khai từ năm 2018 khi Luật có hiệu lực.

sach trang doanh nghiep viet nam 2019 goc nhin tu co hoi va thach thuc

"Sắp tới sẽ có một Nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện chúng tôi đã trình Thủ tướng sửa đổi Nghị định 118 về thực hiện Luật Đầu tư, trong đó bổ sung thêm 4 ngành hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ mang tính chất đổi mới sáng tạo", Thứ trưởng Vũ Đại Thắng cho biết.

Tổng Cục trưởng Nguyễn Bích Lâm cho biết thêm, để doanh nghiệp hưởng lợi từ quá trình hội nhập, có trách nhiệm của cả 2 khối. Các cơ quan nNà nước liên quan đến doanh nghiệp cần tăng cường tuyên truyền những hiệp định đã ký để doanh nghiệp hiểu và đáp ứng, đồng thời doanh nghiệp cũng phải nỗ lực vươn lên.

"Khi ký Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu, thuế xuất khẩu sẽ giảm về 0% nhưng hàng EU vào Việt Nam cũng giảm về 0%. Vì thế, doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm để xuất khẩu vào EU và cạnh tranh với hàng của EU tràn vào Việt Nam. doanh nghiệp phải chủ động tìm hiểu cơ hội về hiệp định để nâng cao sức cạnh tranh, nếu không thì thua ngay tại thị trường Việt Nam", ông Lâm cảnh báo.

Theo kết quả khảo sát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với các doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo, quý III/2019, có 52% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng kinh doanh sẽ tốt lên; 11,4% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn và 36,6% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định.

Cũng tại buổi công bố, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho hay: Trong bối cảnh lực lượng doanh nghiệp đang phát triển mạnh mẽ, cùng với định hướng hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, yêu cầu về công khai hóa thông tin doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Đây là tiền đề để xây dựng một môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, lành mạnh.

“Để đáp ứng yêu cầu trên, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức biên soạn và công bố Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam thường niên và “Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2019” chính là ấn phẩm đầu tiên được công bố công khai ra toàn xã hội. Đây tiếp tục là sự khẳng định của Chính phủ, các Bộ, ngành về việc xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, an toàn bằng những hành động cụ thể nhất”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chia sẻ.

Quốc Trung

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm