Quyền quyết room ngoại vẫn nằm trong tay các ngân hàng

Cập nhật: 20:26 | 12/01/2021 Theo dõi KTCK trên

Thay vì bỏ quyền tự quyết "room" như dự kiến, quy định mới cho phép ngân hàng được khoá “room" ngoại dưới mức quy định 30%.

2455-room12
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Sau thời gian lấy ý kiến, Nghị định 155 hướng dẫn Luật Chứng khoán có hiệu lực từ đầu năm nay quy định, các công ty đại chúng có ngành nghề thuộc diện hạn chế nhà đầu tư nước ngoài được tự quyết tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa (room ngoại) thấp hơn mức trần quy định. Mức "room" ngoại tối đa phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua và quy định tại điều lệ công ty.

Theo quy định này, nhiều doanh nghiệp trong đó có ngân hàng vẫn được giữ nguyên quyền tự giới hạn "room" ngoại dưới mức trần quy định như lâu nay.

Ngân hàng là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện và theo quy định hiện hành, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại tại các nhà băng tối đa được phép là 30%. Hầu hết nhà băng trước nay đều tự giới hạn room dưới mức này (như HDBank là 21,5%, VPBank là 15%...) để dành phần còn lại phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu chuyển đổi cho nhà đầu tư nước ngoài trong tương lai.

Tuy nhiên, dự thảo Nghị định lấy ý kiến từ hồi tháng 6 đã bỏ quy định công ty đại chúng phải báo cáo tỷ lệ sở hữu ngước ngoài (room ngoại) khiến giới ngân hàng lo lắng sẽ mất quyền "khoá room" để giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài dưới mức 30%. Và Nghị định mới đã chính thức xoá bỏ lo ngại này cho các nhà băng về vấn đề tự quyết "room" ngoại.

Trên thực tế, giới chuyên gia nhận định, việc room ngoại mở ra sẽ hút dòng tiền của khối ngoại, nhưng không phải ai trong số đó cũng có tầm nhìn dài hạn. Các nhà đầu tư ngắn hạn chỉ quan tâm đến việc kiếm lời từ các giao dịch mua bán. Trong khi đó, các ngân hàng lại muốn tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược để tận dụng nguồn lực quản trị, nhân sự có kinh nghiệm, hệ thống công nghệ hiện đại... giúp họ phát triển.

Giới trong ngành cũng đánh giá ngân hàng là ngành đặc thù nên việc để nhà đầu tư nước ngoài kiểm soát lượng lớn cổ phần sẽ gây bất lợi đến quá trình đồng hành của ngân hàng đối với việc thực thi chính sách tiền tệ, điều tiết vĩ mô của Ngân hàng Nhà nước.

Nợ xấu xấu hơn khi Thông tư 01 hết hạn

Thông tin từ NHNN cho biết, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng trong giai đoạn từ cuối ...

Lợi nhuận nhóm "Big4" ngân hàng năm 2020

Hiện nay, Agribank, BIDV, VietinBank, Vietcombank chưa công bố báo cáo tài chính chính thức, song cũng đã hé lộ phần nào kết quả kinh ...

Thanh khoản toàn hệ thống được kỳ vọng tiếp tục duy trì ở trạng thái tốt

Đối với câu chuyện thanh khoản, các TCTD cho biết, tại thời điểm cuối quý IV/2020 dồi dào hơn đối với VNĐ nhưng có xu ...

Anh Khôi