Quy chế tiền gửi tiết kiệm, quy chế tiền gửi có kỳ hạn mà bạn cần biết

Cập nhật: 11:30 | 16/07/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Trước khi quyết định sử dụng số tiền nhàn rỗi vào việc gửi tiết kiệm ngân hàng, người sử dụng cần tìm hiểu kỹ về thủ tục gửi để nhanh chóng hoàn thành hồ sơ, tránh tình trạng “thiếu trước hụt sau” các giấy tờ cần thiết. Bên cạnh đó, khách hàng nên biết đến một số quy định chung trong việc chi trả tiền gốc và lãi của tiền gửi tiết kiệm để đảm bảo lợi ích của mình khi tham gia sản phẩm.

quy che tien gui tiet kiem quy che tien gui co ky han ma ban can biet

Loạt ngân hàng dừng nhận tiền gửi tiết kiệm của người nước ngoài

quy che tien gui tiet kiem quy che tien gui co ky han ma ban can biet

Tổng hợp lãi suất ngân hàng MSB, HDBank, TPBank tháng 6/2019

quy che tien gui tiet kiem quy che tien gui co ky han ma ban can biet

Rủi ro của tiền gửi tiết kiệm và giải pháp phòng tránh

Quy chế về thủ tục gửi tiền tiết kiệm

Đối với khách hàng lần đầu tiên thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm, do chưa có thông tin nhận biết khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền lưu tại tổ chức tín dụng nên khách hàng cần đến trực tiếp thực hiện giao dịch theo quy chế tiền gửi tiết kiệm và xuất trình giấy bắt buộc: giấy xác nhận thông tin cá nhân của chủ tài khoản hoặc của người đại diện (trường hợp cá nhân gửi tiền thông qua người đại diện). Nếu gửi tiền tiết kiệm chung thì phải xuất giấy chứng minh thông tin tất cả cá nhân đứng tên trên thẻ tiết kiệm và văn bản thỏa thuận quyền và nghĩa vụ của cá nhân cùng đứng tên chung trên thẻ.

Ngoài ra, tổ chức tín dụng cần hướng dẫn hàng kê khai thông tin nhận biết khách hàng theo quy định của pháp luật về tiền gửi tiết kiệm và đăng ký mẫu chữ ký. Sau khi hoàn thành thủ tục, ngân hàng mới thực hiện thủ tục nhận tiền gửi và phát thẻ tiết kiệm cho khách hàng.

Trường hợp khách hàng có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm bằng phương tiện điện tử, ngân hàng sẽ hướng dẫn chủ sở hữu tài khoản các nguyên tắc, thủ tục phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh doanh của mình. Những quy định của phát luật về giao dịch điện tử, phòng chống rửa tiền và các quy định liên quan đảm bảo tính chính xác và an toàn của khách hàng cũng sẽ được nhân viên ngân hàng thông qua.

Quy chế về chi trả gốc và lãi của tiền gửi tiết kiệm

Ngân hàng sẽ tiến hành chi trả gốc và lãi tiết kiệm theo cach truyền thống tại các điểm giao dịch khi khách hàng xuất trình giấy tờ xác minh thông tin cá nhân. Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp tài khoản mà chủ sở hữu hoàn thành các thủ tục rút tiền gửi và ký vào chứng từ rút tiền. Ví dụ nếu tiền gửi tiết kiệm chung thì từng cá nhân có thể ủy quyền cho người khác thay mặt mình thực hiện rút tiền nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản của cá nhân còn lại.

Người nhân viên có nhiệm vụ kiểm tra, đối chiếu chữ ký và thông tin nhận biết khách hàng đảm bảo trùng khớp với các thông tin đang được lưu trữ. Sau đó, khách hàng sẽ nhận được số tiền theo nhu cầu sử dụng.

Loại đồng tiền để chi trả gốc và lãi là đồng tiền mà khách hàng đã gửi trước đó. Đối với ngoại tệ, khi khách hàng có yêu cầu thì ngân hàng sẽ chi trả tiền gửi bằng đồng Việt Nam theo tỉ giá do ngân hàng quy định tại thời điểm hiện tại.

Khách hàng được chuyển tiền gốc và lãi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam sang tài khoản khác do chính khách hàng đứng tên sau khi đã tất toán tiền gửi hoặc thanh toán tiền vay tại ngân hàng đó. Nhưng với tiền gửi ngoại tệ, khách hàng lại không được chuyển tiền gửi tiết kiệm sang tài khoản thanh toán hoặc các tài khoản khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

Nếu khách hàng gửi tiết kiệm bằng phương tiện điện tử, ngân hàng sẽ hướng dẫn người sử dụng thực hiện giao dịch trên này để vừa đảm bảo thông tin kiểm tra, đối chiếu nhận biết khách hàng vừa đảm bảo việc chi trả gốc và lãi được chính xác và an toàn.

Quy chế tiền gửi tiết kiệm đang ngày một hoàn thiện để đảm quyền hạn và lợi ích của khách hàng sử dụng và ngân hàng. Vì thế, trước khi quyết định sử dụng dịch vụ gửi tiền tiết kiệm này, bạn cần tìm hiểu thật kỹ những thông tin do pháp luật quy định, tránh tình trạng mất tiền không lý do.

quy che tien gui tiet kiem quy che tien gui co ky han ma ban can biet
Quy chế tiền gửi tiết kiệm, quy chế tiền gửi có kỳ hạn mà bạn cần biết. Ảnh minh họa

Quy chế tiền gửi có kỳ hạn

Tiền gửi có kỳ hạn là gì?

Tiền gửi có kỳ hạn là khoản tiền của khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận giữa khách hàng và tổ chức tín dụng với nguyên tắc hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho khách hàng.

Quy chế tiền gửi có kỳ hạn là những quy định được thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành yêu cầu các ngân hàng và các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu về việc gửi tiết kiệm có kỳ hạn cho người dân khi có nhu cầu. Các quy định này vừa là định chế vừa giúp người dân hiểu rõ hơn về việc gửi tiết kiệm hiện nay.

Quy chế tiền gửi có kỳ hạn hiện nay

Theo Thông tư số 48/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi tiết kiệm, thay thế Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN khi tham gia tiền gửi có kỳ hạn người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một thời hạn gửi tiền nhất định theo thoả thuận với tổ chức nhận tiền gửi theo quy chế sau:

Khi gửi tiền gửi có kỳ hạn, cá nhân có thể lựa chọn gửi tiền bằng tiền Việt Nam đồng (VND), tiền Đô La Mỹ (USD) hay đồng Euro (EUR).

Khi cá nhân gửi tiền có kỳ hạn tại các ngân hàng thì sẽ ký hợp đồng tiền gửi với ngân hàng, kỳ hạn từ 1 tuần trở lên.

Phương thức chi trả lãi suất đối với tiền gửi có kỳ hạn có thể là trả trước hoặc trả sau hoặc trả định kỳ. Cơ sở tính lãi suất được tính trên đơn vị một năm (360 ngày), một tháng (30 ngày).

Khi có nhu cầu, cá nhân có thể rút tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng trước từng phần hoặc rút toàn bộ tiền. Đối với trường hợp khách hàng cá nhân khi rút từng phần hoặc toàn bộ trước thời hạn thì mức lãi suất thường được tính theo mức lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn.

Khi đến ngày đáo hạn nhưng khách hàng không rút tiền thì số lãi sẽ được nhập vào số tiền gốc và quay vòng sang kỳ hạn tiếp theo và ở kỳ hạn này các điều khoản sẽ tương tự như kỳ hạn trước.

Theo quy chế tiền gửi có kỳ hạn, nếu ngày thanh toán gốc, lãi trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ thì việc thanh toán gốc, lãi tiền gửi cho khách hàng sẽ được ngân hàng thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo sau ngày nghỉ, ngày lễ đó. Khi đó, ngày nghỉ, lễ cũng được tính vào thời hạn gửi tiền và ngân hàng phải thanh toán cho khách hàng tiền lãi tính đến ngày ngân hàng thực tế hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho khách hàng.

Khách hàng được sử dụng khoản tiền gửi theo hợp đồng tiền gửi để làm tài sản đảm bảo cho nghĩa vụ của mình hoặc nghĩa vụ của bên thứ ba tại ngân hàng đang gửi tiền hoặc tại tổ chức tín dụng khác.

Ngân hàng phải có trách nhiệm bảo đảm bí mật thông tin, từ chối việc điều tra phong toả, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi mà không có sự đồng ý của khách hàng trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu hoặc trường hợp pháp luật có quy định khác.

Những quy định về tiền gửi có kỳ hạn

Đối tượng gửi tiền gửi có kỳ hạn (sau đây gọi là khách hàng) bao gồm:

1. Người cư trú là tổ chức, cá nhân.

2. Người không cư trú bao gồm:

a) Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam; Văn phòng đại diện, văn phòng dự án của các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam;

b) Công dân Việt Nam không thuộc các trường hợp quy định tại điểm e và g khoản 2 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối (đã được sửa đổi, bổ sung);

c) Cá nhân nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam với thời hạn từ 6 (sáu) tháng trở lên.

Nguyên tắc thực hiện giao dịch tiền gửi có kỳ hạn

Theo Điều 5 của Thông tư số 48/2018/TT-NHNN quy định như sau:

1. Tổ chức tín dụng nhận tiền gửi có kỳ hạn phù hợp với phạm vi hoạt động được phép theo quy định của pháp luật và Giấy phép thành lập, hoạt động của tổ chức tín dụng.

2. Khách hàng chỉ được gửi, nhận chi trả tiền gửi có kỳ hạn thông qua tài khoản thanh toán của chính khách hàng đó.

3. Khách hàng thực hiện hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để thực hiện việc gửi, nhận chi trả tiền gửi có kỳ hạn theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật. Riêng khách hàng là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hoặc chưa đủ 15 tuổi thực hiện việc gửi, nhận chi trả tiền gửi có kỳ hạn thông qua người đại diện theo pháp luật; Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật thực hiện việc gửi, nhận chi trả tiền gửi có kỳ hạn thông qua người giám hộ (người đại diện theo pháp luật, người giám hộ gọi chung là người đại diện theo pháp luật).

4. Đối với tiền gửi chung có kỳ hạn, khách hàng gửi, nhận chi trả tiền gửi có kỳ hạn thông qua tài khoản thanh toán chung của tất cả khách hàng. Người cư trú và người không cư trú không được gửi tiền gửi chung có kỳ hạn. Tổ chức và cá nhân không được gửi tiền gửi chung có kỳ hạn bằng ngoại tệ.

5. Thời hạn gửi tiền được thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng. Đối với khách hàng là tổ chức và cá nhân nước ngoài là người không cư trú, cá nhân nước ngoài là người cư trú, thời hạn gửi tiền không được dài hơn thời hạn hiệu lực còn lại của Giấy tờ xác minh thông tin quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 4 Thông tư này.

6. Đồng tiền chi trả gốc, lãi tiền gửi có kỳ hạn là đồng tiền mà khách hàng đã gửi.

Tra cứu khoản tiền gửi có kỳ hạn.

Tổ chức tín dụng phải cung cấp một biện pháp để khách hàng tra cứu khoản tiền gửi có kỳ hạn.

Ngoài biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức tín dụng và khách hàng được thỏa thuận về các biện pháp khác để khách hàng tra cứu khoản tiền gửi có kỳ hạn và biện pháp tổ chức tín dụng thông báo cho khách hàng khi có thay đổi đối với khoản tiền gửi có kỳ hạn.

Lãi suất

Được quy định rất rõ tại Điều 7, khách hàng khi tham gia tiền gửi có kỳ hạn sẽ phải tuân thủ lãi suất như sau:

Tổ chức tín dụng quy định lãi suất tiền gửi có kỳ hạn phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất trong từng thời kỳ.

Phương pháp tính lãi tiền gửi có kỳ hạn thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Phương thức trả lãi tiền gửi có kỳ hạn thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng.

Thu Hoài