Phụ cấp tối đa 1 tỷ đồng cho người có tài năng đặc biệt

Cập nhật: 08:59 | 14/07/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - UBND TP. HCM vừa bàn hành Quyết định 17/2019 với chính sách thu hút, phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt giai đoạn 2019 – 2022.

phu cap toi da 1 ty dong cho nguoi co tai nang dac biet Ban hành nghị định về mức phụ cấp đối với người có công và quy định tăng, nhận quà trong cơ quan
phu cap toi da 1 ty dong cho nguoi co tai nang dac biet Hướng dẫn tính mức lương, phụ cấp của cán bộ, công chức từ 01/07
phu cap toi da 1 ty dong cho nguoi co tai nang dac biet Đề xuất chi thêm 116 tỷ đồng để tăng trợ cấp một lần cho người có công

Theo đó, chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt có công trình, đề án, đề tài nghiên cứu khoa học, giải pháp, sáng kiến, đổi mới kỹ thuật công nghệ, hoặc tác phẩm, công trình văn hóa, nghệ thuật, thể dục – thể thao (gọi tắc là công trình) từ cấp thành phố hoặc tương đương trở lên được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền phê duyệt, công nhận bằng văn bản thì được hưởng phụ cấp khuyến khích bằng 1% tổng ngân sách thành phố cho trả cho công trình đó, nhưng không thấp hơn 50 triệu đồng/người/công trình.

phu cap toi da 1 ty dong cho nguoi co tai nang dac biet

Điều 15 quy định về chính sách khuyến khích nghiên cứu khoa học, phát huy năng lực trí tuệ và phát triển công nghệ của Quyết định 17/2019 nêu rõ về các chính sách này

Trường hợp tổng mức ngân sách thành phố đầu tư cho công trình đã được phê duyệt, cấp phép hoặc công nhận chính thức vượt quá 100 tỷ đồng thì chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt được hưởng khuyến kích tối đa là 1 tỷ đồng/người/công trình.

Riêng người có tài năng đặc biệt thì căn cứ kết quả thực hiện nhiệm vụ, mức độ đóng góp và giá trị, tầm cỡ của thành tích, giải thưởng đạt được trong thời gian công tác theo hợp đồng thu hút đã ký sẽ được hưởng mức khuyến khích tối đa 1 tỷ đồng/người.

Bên cạnh đó, người có tài năng đặc biệt còn hưởng hỗ trợ sinh hoạt phí hàng tháng theo năng lực, thành tích cá nhân đã đạt được từ 30 - 50 triệu đồng/tháng. Mức hỗ trợ này đã bao gồm tiền lương hàng tháng, các khoản phụ cấp kèm theo lương (nếu có).

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, các hội đồng thu hút, tuyển chọn chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt của thành phố đề xuất mức hỗ trợ sinh hoạt phí hàng tháng để UBND thành phố xem xét, quyết định.

Người có tài năng đặc biệt còn được trợ cấp ban đầu (chỉ một lần và áp dụng cho lần ký hợp đồng đầu tiên) 100 triệu đồng để khuyến khích và ổn định công tác.

Đồng thời, được hỗ trợ về nhà ở khi có khó khăn bằng việc bố trí nhà công vụ. Trường hợp không bố trí được nhà công vụ thì được xem xét, hỗ trợ tối đa 50% kinh phí thuê nhà và số tiền hỗ trợ không quá 7 triệu đồng/tháng.

Quyết định 17/2019 sẽ có hiệu lực từ ngày 15/7/2019.

Được biết, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong 7 chương trình đột phá của TP. HCM đến năm 2020. Tuy nhiên, thực tế nguồn nhân lực ở TP. HCM hiện nay nhiều về số lượng nhưng lại không ổn định và bền vững. Nguyên nhân xuất phát từ thực trạng mất cân đối cung - cầu nguồn lao động, chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo còn yếu.

phu cap toi da 1 ty dong cho nguoi co tai nang dac biet

Theo Trung tâm Dự báo nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. HCM, thị trường lao động của thành phố đang phát triển với yêu cầu tăng cường nhanh nguồn nhân lực có trình độ cao, có kiến thức kỹ năng về khoa học, công nghệ, quản lý, sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, thị trường lao động phát triển chưa đồng bộ, thể hiện sự chênh lệch cung - cầu lao động về số lượng; đặc biệt chất lượng chưa phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập. TP. HCM đang rất thừa lao động phổ thông song lại thiếu nhân lực có trình độ cao cho những ngành nghề trong định hướng phát triển.

GS.TS Vũ Đình Thành, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá: Hiện nay có rất nhiều trường đào tạo, có rất nhiều đề án đào tạo nhưng nhìn chung nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn thiếu. Nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ nói riêng bậc đại học mà cả bậc cao đẳng, đào tạo nghề.

Chúng ta đào tạo nhiều nhưng không có phân tầng mục tiêu đào tạo nên các đơn vị đào tạo trong nước đều đào tạo na ná giống nhau, dẫn đến số sinh viên ra trường nhiều nhưng không được sử dụng. Bên cạnh đó, các trường đại học đào tạo kỹ sư, chuyên viên kỹ thuật không có nghĩa là đào tạo đúng một người đó làm đúng một việc mà cần đào tạo kiến thức nền. Khi vào doanh nghiệp, người lao động bắt buộc phải được đào tạo bổ sung kiến thức chuyên môn sâu hoặc có thời gian tìm hiểu.

Mặt khác, theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, sự phát triển các trường đại học trong những năm vừa qua quá nhiều nhưng cần thẳng thắn thừa nhận chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều trường phải thuê cơ sở, không có các trang thiết bị thực hành, xưởng, phòng thí nghiệm… Vì vậy không đáp ứng được yêu cầu đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Quốc Trung

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm