Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Chống DN “vốn mỏng”, “tay không bắt giặc” tại Nghị định số 20

Cập nhật: 08:00 | 04/12/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa yêu cầu Bộ Tài chính tiếp thu các ý kiến để xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 20 về quản lí thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

pho thu tuong vuong dinh hue chong dn von mong tay khong bat giac tai nghi dinh so 20

Tín hiệu khi NHNN hạ tỷ giá mua vào USD

pho thu tuong vuong dinh hue chong dn von mong tay khong bat giac tai nghi dinh so 20

TS. Võ Trí Thành: Việc “bơm, hút tiền” của NHNN trong thời gian qua là kịp thời

pho thu tuong vuong dinh hue chong dn von mong tay khong bat giac tai nghi dinh so 20

Tuần qua, NHNN mạnh tay bơm ròng hơn 62.000 tỉ đồng ra thị trường

Khoản 3, Điều 8 của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp (DN) có giao dịch liên kết quy định: “Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế”.

Có nghĩa là nếu chi phí lãi vay vượt mức 20% tổng lợi nhuận thuần của DN thì khoản vượt đó không được tính vào chi phí hoạt động của DN. Nội dung này đang gây ra thiệt hại đối với nguồn thu và năng lực cạnh tranh của DN có giao dịch liên kết, nhất là các lĩnh vực cần đầu tư vốn lớn như bất động sản, công nghệ cao, chứng khoán.

Giao dịch liên kết của doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài chiếm 85%

Bộ Tài chính cho biết, có thể nghiên cứu nới mức khống chế chi phí lãi vay thuần từ 20% lên 25% hoặc 30% với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết để phù hợp với qui định tại Việt Nam.

Theo Bộ Tài chính, qua hai năm thực hiện Nghị định 20, số liệu thống kê của cơ quan thuế năm 2017 cho thấy có 11.196 đơn vị kê khai quan hệ liên kết; năm 2018 có 11.970 đơn vị, trong đó tỉ trọng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 64%, các doanh nghiệp trong nước chiếm khoảng 36%.

Trong số các doanh nghiệp kê khai quan hệ liên kết, có 6.604 đơn vị phát sinh giao dịch liên kết trong năm 2017 và 7.785 đơn vị có giao dịch liên kết năm 2018, với tốc độ tăng trưởng 18%, trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 85%, doanh nghiệp trong nước chiếm khoảng 15%.

Về kết quả thu thuế, qua thanh tra kiểm tra các đơn vị có liên doanh, liên kết từ năm 2017 đến nay, số thu đã xử lí: 11.089 tỉ đồng, trong đó truy thu, truy hoàn và phạt 2.089 tỉ đồng; giảm khấu trừ bình quân 75 tỉ đồng; giảm lỗ 8.925 tỉ đồng và điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế bình quân 7.732 tỉ đồng mỗi năm.

pho thu tuong vuong dinh hue chong dn von mong tay khong bat giac tai nghi dinh so 20

Có thể nâng mức khống chế chi phí lãi vay thuần lên 30% đối với giao dịch liên kết

Bộ Tài chính cũng cho biết việc áp dụng qui định khống chế chi phí lãi vay không cho trừ doanh thu từ lãi tiền gửi, tiền vay cũng có điểm bất cập đối với doanh nghiệp trung chuyển vốn vay, cho vay lại, quản lí quĩ, kí quĩ trong nội bộ tập đoàn, tổng công ty.

Mặt khác, qui định xác định chi phí lãi vay đối với doanh nghiệp có thu nhập trước lãi vay và khấu hao âm cần được nghiên cứu cho phù hợp.

Tuy nhiên, đối với điều kiện của Việt Nam mới áp dụng qui định này có thể tạo ra phản ứng trái chiều của các doanh nghiệp, vì vậy cần nghiên cứu để quy định tỷ lệ khống chế phù hợp.

Từ phân tích trên, Bộ Tài chính dự kiến các nội dung chính bổ sung sửa đổi Nghị định 20. Thứ nhất, nghiên cứu qui định rõ phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.

Về phạm vi điều chỉnh, cần qui định rõ không bao gồm các giao dịch đã chịu sự kiểm soát giá của Nhà nước và các dịch vụ công ích, giao dịch hàng hoá, dịch vụ được Thủ tướng cho phép hoặc các hoạt động vay từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức nhằm mục tiêu nâng cao phúc lợi và hỗ trợ giảm nghèo.

Về đối tượng áp dụng, cần qui định rõ các đối tượng không thuộc phạm vi áp dụng của qui định về quản lí thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết do thực hiện các hoạt động, dự án mục tiêu, trọng điểm của Nhà nước.

Về khống chế chi phí lãi vay, nhằm tháo gỡ vướng mắc cho các công ty mẹ, công ty quản lí quĩ của các tập đoàn, tổng công ty có chức năng trung chuyển vốn vay, các công ty chứng khoán thực hiện giao dịch kí quĩ, cần thiết qui định áp dụng khống chế chi phí lãi vay thuần, cụ thể chỉ khống chế đối với phần chi phí lãi vay còn lại sau khi đã trừ doanh thu từ lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay.

Đối với các các doanh nghiệp kinh doanh các lĩnh vực đặc thù như bất động sản, các doanh nghiệp có chu kì kinh doanh thay đổi liên tục (lãi/lỗ) và các doanh nghiệp mới thành lập, cần hướng dẫn áp dụng qui định theo hướng đồng bộ, nhất quán với pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp về xác định lỗ và chuyển lỗ trong thời hạn 5 năm.

Trường hợp áp dụng chi phí lãi vay thuần, cần thiết bổ sung hướng dẫn chi tiết các chỉ tiêu tính toán chi phí lãi vay thuần theo thông lệ quốc tế để hạn chế doanh nghiệp lách, né thực hiện qui định và ngăn ngừa hành vi thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức quản lí thuế trong xác định chi phí lãi vay được trừ.

“Chặn” chuyển giá nhưng vướng cho DN trong nước

Lý giải về điều này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết trước yêu cầu của Đảng, Nhà nước về nghiên cứu các quy định khắc phục tình trạng “vốn mỏng”, “chuyển giá”, “ngăn chặn chuyển giá”... Bộ Tài chính đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định 20 với các nội dung phù hợp với thông lệ quốc tế và khuyến cáo của OECD, tạo ra quy định quản lý chống chuyển giá và là cam kết mạnh mẽ của Việt Nam tham gia Diễn đàn này.

Thực hiện Nghị định 20 từ 1/5/2017 tới hết năm 2018, đã có khoảng 11.970 đơn vị kê khai quan hệ liên kết. Trong đó, năm 2017 có 6.604 đơn vị và năm 2018 là 7.785 đơn vị phát sinh giao dịch liên kết và DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm khoảng 85%.

Việc thực hiện các quy định về chống chuyển giá theo Nghị định 20 đã giúp cơ quan thanh tra, kiểm tra tài chính thu về ngân sách mỗi năm 11.089 tỷ đồng, trong đó truy thu, truy hoàn và phạt là 2.089 tỷ đồng, giảm khấu trừ bình quân 75 tỷ đồng, giảm lỗ 8.925 tỷ đồng và điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế bình quân là 7.732 tỷ đồng.

Qua hơn 2 năm triển khai, bên cạnh mặt tích cực này, Thứ trưởng Trần Xuân Hà cũng cho biết, có bất cập là phạm vi đối tượng áp dụng rộng, áp dụng cho tất cả các đơn vị có giao dịch liên kết; gây khó cho các hoạt động của DN trung chuyển vốn vay - cho vay lại (holding), hay việc vay nợ giữa công ty con với công ty mẹ trong cùng một tập đoàn, tổng công ty ở trong nước...

Là một trong số các DN gặp khó khăn, bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Trưởng Ban Tài chính của Tập đoàn Vingroup còn cho rằng Khoản 3, Điều 8 của Nghị định 20 quy định nội dung hoàn toàn mới, không được quy định rõ trong Luật Thuế thu nhập DN là chưa phù hợp.

Tạo thuận lợi về thuế nhưng vẫn bảo đảm mục tiêu chống chuyển giá

Tại cuộc họp, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) Cao Anh Tuấn nhấn mạnh tới ý nghĩa và lợi ích chống chuyển giá trong các giao dịch liên kết nói chung của Nghị định số 20 trên tinh thần ứng xử công bằng, khách quan giữa các loại hình DN.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội Trần Quang Chiểu bày tỏ ủng hộ Nghị định số 20 có tác dụng rõ ràng về chống chuyển giá.

“Nói Nghị định 20 như một tội phạm trong cản trở phát triển kinh tế tôi không đồng ý. Nếu không có quy định này, tôi xin khẳng định diễn biến (chuyển giá-PV) phức tạp hơn rất nhiều”, ông nói và nhấn mạnh từ khi có Nghị định 20, việc chuyển giá, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đối với doanh nghiệp FDI hầu như không phát sinh.

Bảo lưu quan điểm “cứng rắn”, ông Trần Quang Chiểu cũng chỉ ra: “Thực trạng trong nước, cùng một tỷ lệ thuế suất, vẫn có hiện tượng chuyển giá, như giữa trong khu chế xuất và ngoài khu chế xuất, trong khu công nghiệp và ngoài khu công nghiệp, 2 doanh nghiệp hoạt động trong 2 chế độ khác nhau, nơi thuế thu nhập 20%, nơi chỉ có 10%.

Việc Chính phủ ban hành Nghị định 20 là hoàn toàn đúng pháp luật, phù hợp, đúng thẩm quyền”, ông Chiểu nhấn mạnh.

Tuy nhiên, đồng tình với những khó khăn của DN khi áp dụng Nghị định 20, ông Chiểu cho rằng Chính phủ chỉ cần tập trung xử lý số lượng 15% là các DN trong nước trong tổng số các giao dịch liên kết hiện nay. Hướng sửa theo ông Chiểu là nâng chi phí mức lãi vay từ 20% như hiện nay lên 30% và kèm theo điều kiện loại trừ một số trường hợp và cho phép hạch toán chi phí lãi vay vào số lỗ được chuyển giao theo quy định pháp luật về thuế thu nhập DN.

Ý kiến của ông Chiểu được lãnh đạo Bộ KH&ĐT, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN, đại diện Bộ Tư pháp đồng tình và đề xuất Chính phủ soạn thảo một Nghị định sửa đổi Nghị định 20 theo hình thức rút gọn.

Theo đó, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Vũ Đại Thắng cho rằng: “Nếu nâng mức trần chi phí lãi vay lên 30% sẽ cao hơn mức huy động lãi suất ngân hàng thì DN sẽ thấy thỏa đáng”.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Bộ Tài chính có nghiên cứu, khảo sát, đánh giá, những bất cập phải sửa và quá trình này cần làm khẩn trương nhưng phải thận trọng.

“Sửa Nghị định 20, tập trung vào khoản 3, Điều 8 là cấp thiết và phải theo nguyên tắc công khai, minh mạch, không phân biệt đối xử, bình đẳng giữa DN trong nước và nước ngoài, tạo thuận lợi về chính sách thuế cho DN nhưng vẫn bảo đảm mục tiêu chống chuyển giá”, Phó Thủ tướng nói và đề nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ, Thủ tướng sửa đổi theo quy trình rút gọn, không chờ Chính phủ ban hành Nghị định thực hiện toàn diện Luật Quản lý thuế vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8, đồng thời bảo đảm kịp thời gian quyết toán thuế năm 2019.

Nội dung sửa đổi tập trung vào các bất cập hiện nay như quy định khống chế mức chi phí lãi vay đối với các DN có giao dịch liên kết, phạm vi áp dụng, đối tượng đặc thù...

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng nhắc nhở Bộ Tài chính tiếp tục củng cố các quy định về chống DN “vốn mỏng”, “tay không bắt giặc” tại Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.

Tuyết Mai

Tin cũ hơn
Xem thêm