Ông lớn ngành lúa gạo và "niềm vui ngắn chẳng tày gang"

Cập nhật: 12:48 | 30/03/2024 Theo dõi KTCK trên

Vừa được giao dịch trở lại sau một thời gian dài đình chỉ, AGM lại bị HOSE đưa vào diện cảnh báo, cổ phiếu trên sàn cũng có dấu hiệu lao dốc...

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) ngày 29/3 đã ra quyết định số 128/QĐ-SGDHCM đưa cổ phiếu AGM Công ty CP Xuất nhập khẩu An Giang (HOSE: AGM) vào diện cảnh báo kể từ ngày 5/4/2024. Lý do là bởi tổ chức kiểm toán có ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với báo cáo tài chính năm 2023 đã được kiểm toán của tổ chức niêm yết, thuộc trường hợp chứng khoán bị cảnh báo theo quy định.

Cũng trong ngày 29/03, HoSE cũng đưa ra quyết định số 129/QĐ-SGDHCM về việc chuyển cổ phiếu AGM từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát kể từ ngày 05/04/2024.

Lý do lần này là do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính kiểm toán trong 02 năm gần nhất (2022, 2023) của tổ chức niêm yết là số âm, thuộc điện chứng khoán bị kiểm soát theo quy định.

Đáng chú ý, vào ngày 21/03 vừa qua, cổ phiếu AGM mới được HoSE cho phép giao dịch lại trở lại sau một thời gian dài bị đình chỉ giao dịch. Mặc dù khắc phục được tình trạng đình chỉ giao dịch nhưng cổ phiếu AGM vẫn trong tình trạng kiểm soát. Nguyên nhân do đến thời điểm 21/3, Angimex vẫn chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán 2023. Do vậy, HoSE sẽ thực hiện chuyển cổ phiếu AGM từ diện đình chỉ sang diện kiểm soát và giao dịch trở lại toàn thời gian.

Ông lớn ngành lúa gạo và
Chỉ sau 2 phiên hưng phấn khi trở lại sàn HOSE, cổ phiếu AGM bắt đầu có dấu hiệu "lao đốc"

Việc đưa cổ phiếu rời khỏi diện kiểm soát sẽ được xem xét sau khi Angimex công bố báo cáo tài chính kiểm toán 2023 đúng quy định. Trước đó, cổ phiếu AGM vào diện đình chỉ giao dịch từ ngày 11/09/2023 do liên tục vi phạm quy định về công bố thông tin.

Phiên giao dịch ngày 21/03, ngay sau khi được giao dịch trở lại trên sàn HoSE, cổ phiếu AGM ngay lập tức giao dịch hoành tráng, khi kết phiên tăng trần 19,9%, lên mức 7.530 đồng/cổ phiếu. Khối lượng cổ phiếu giao dịch khớp lệnh đạt hơn 1,3 triệu đơn vị, đồng thời dư mua giá trần hơn 1,95 triệu đơn vị.

Sang phiên ngày 22/03, tiếp đà hứng phấn, kết phiên cổ phiếu AGM tiếp tục tăng trần 6,91%, lên mức 8.050 đồng/cổ phiếu. Khối lượng cổ phiếu giao dịch khớp lệnh hơn 2,7 triệu đơn vị.

Tuy nhiên, 5 phiên liên tiếp liền sau đó cổ phiếu AGM lao dốc| mạnh. Kết phiên giao dịch ngày 29/03, giá cổ phiếu AGM ở mức 6.710 đồng/cổ phiếu, giảm 0,45% so với phiên giao dịch trước đó, khối lượng cổ phiếu giao dịch khớp lệnh là hơn 281 nghìn đơn vị.

Được biết, cổ phiếu AGM bị đình chỉ giao dịch từ ngày 18/9/2023 cùng 4 cổ phiếu khác gồm HPX của Đầu tư Hải Phát, TTB của Tiến Bộ, IBC của Apax Holdings và TGG của The Golden Group. Vào thời điểm này, cả 5 cổ phiếu đều đang thuộc diện hạn chế và chỉ được giao dịch trong phiên chiều.

Nguyên nhân bị đình chỉ giao dịch là do các doanh nghiệp tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch, thuộc trường hợp chứng khoán bị đình chỉ giao dịch.

Angimex vốn được biết đến là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu ngành lúa gạo tại Việt Nam. Năm 2021, với việc nhà đầu tư mới Louis Holdings vào thế chỗ Công ty CP Đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim, doanh nghiệp kỳ vọng sẽ được "thổi một làn gió mới".

Tuy nhiên, năm 2022, khi người đứng đầu nhóm Louis Holdings là ông Đỗ Thành Nhân bị truy tố tội thao túng thị trường chứng khoán, "sự cố" này đã khiến kết quả kinh doanh của Angimex lao dốc không phanh.

Ông lớn ngành lúa gạo và

Năm 2022, Angimex lỗ ròng hơn 234 tỷ đồng và tiếp tục lỗ 207 tỷ đồng trong năm 2023, qua đó đẩy lỗ lũy kế lên hơn 153 tỷ đồng - vượt vốn điều lệ, dẫn đến nguy cơ hủy niêm yết bắt buộc.

Cuối năm 2023, cơ cấu vốn công ty rất mất cân xứng khi vốn chủ sở hữu chỉ còn 29 tỷ đồng, nhưng nợ phải trả 1.230 tỷ đồng, mà chủ yếu chủ yếu nợ ngắn hạn. Kết quả đi xuống cũng là nguyên nhân khiến cổ phiếu AGM rơi vào diện cảnh báo.

Về biện pháp khắc phục, Công ty đề xuất dùng quỹ đầu tư phát triển (120 tỷ đồng) và quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu (5 tỷ đồng) để bù đắp lỗ quỹ kế.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng thực hiện thanh lý các tài sản không có nhu cầu sử dụng, như chuyển toàn bộ cổ phần tại Công ty CP Golden Paddy cho The Golden Group (HOSE: TGG), hay vốn tại Sagico cho Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM và Công ty CP Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang. Gần nhất là thương vụ chuyển nhượng vốn góp tại Công ty TNHH Angimex - Kitoku (AKJ) cho Công ty CP APC Holdings.

Thanh khoản khối ngoại "hạ nhiệt", tiếp tục bán ròng gần 800 tỷ đồng trên HOSE

Trong phiên ngày 29/03, thanh khoản khối ngoại đã "hạ nhiệt", tập trung giao dịch vào nhóm VN30.

Hải Phát Invest (HPX): Thay "ghế" lãnh đạo, muốn phát hành cổ phiếu nhằm trả nợ

Hội đồng quản trị HPX đã bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Tiến giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc HPX nhiệm kỳ 2024-2029. Đồng thời ...

DIC Corp dự định tăng vốn, hơn 1 tỷ cổ phiếu sẽ được lưu hành?

Theo thông báo mới nhất, DIC Corp dự định tăng vốn lên hơn 10.000 tỷ đồng trong năm 2024.

Nguyên Nam