Doanh nghiệp dệt may - da giày:

Nỗ lực đưa người lao động trở lại các công xưởng, nhà máy

Cập nhật: 14:31 | 24/06/2020 Theo dõi KTCK trên

Với hơn 1 triệu lao động trong tổng số 4,3 triệu lao động của ngành dệt may và da giày bị mất việc hoàn toàn do tác động của đại dịch COVID-19, bài toán về nguồn lực con người tại hai lĩnh vực xuất khẩu thế mạnh này vẫn đang là nỗi trăn trở đối với những người trong cuộc.

no luc dua nguoi lao dong tro lai cac cong xuong nha may
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Mới đây, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam ký kết và đưa ra tuyên bố chung về sáng kiến hợp tác khắc phục hậu quả của đại dịch COVID-19 đối với người lao động, doanh nghiệp ngành dệt may, da, giày, túi xách...

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam và Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, ngoài số lao động bị mất việc thì số còn lại chỉ làm việc khoảng 60% công suất, giảm 40% thu nhập.

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam: “Hiệp hội, doanh nghiệp đã bằng mọi cách để người lao động không bị sa thải, mất việc làm. Tuy nhiên những nỗ lực của doanh nghiệp trong điều kiện dịch bệnh tác động lớn như vậy, rất cần sự chung tay giúp sức của các cơ quan nhà nước của Chính phủ. Việc ra tuyên bố chung, đề xuất với Chính phủ, kiến nghị EU có động thái hỗ trợ doanh nghiệp người lao động kịp thời để có thể vượt qua khủng hoảng này”.

Trong khi đó, Bản tuyên bố chung kêu gọi Chính phủ Việt Nam, Chính phủ các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), các đối tác, các nhãn hàng EU có cơ chế hỗ trợ kịp thời và thuận lợi cho người lao động và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, đơn giản hóa thủ tục hành chính; tạo ra các cơ chế và hỗ trợ về nguồn lực để giúp các ngành công nghiệp dệt may, da, giày, túi xách trở thành ngành công nghiệp sáng tạo...

Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhấn mạnh, bản tuyên bố chung thể hiện mong muốn nhu cầu, nguyện vọng của người lao động trong ngành dệt may, da giày, túi xách đang gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, cần hành động chung của các đối tác.

“Trước hết, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục có các gói hỗ trợ đi vào đời sống, tháo gỡ các thủ tục hành chính tạo điều kiện cho doanh nghiệp đảm bảo chính sách an sinh cho người lao động. Đồng thời kêu gọi các đối tác EU - một trong những đối tác chiến lược của Việt Nam, thị trường bạn hàng. Đây là hành động để hiện thực hóa hiệp định thương mại tự do mà 2 bên vừa ký và vừa được Quốc hội thông qua”, ông Hiểu nêu rõ.

Theo Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, trị giá xuất khẩu của cả nước đạt 100,21 tỷ USD, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm trước trong đó hàng dệt may có mức giảm mạnh nhất, đạt 10,56 tỷ USD giảm 13,6% tương ứng giảm 1,66 tỷ USD.

Trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu nhóm hàng dệt may, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất với trị giá đạt 4,84 tỷ USD, giảm 14,9% so với cùng kỳ năm trước. Các vị trí đứng tiếp theo là thị trường Nhật Bản với 1,39 tỷ USD, giảm 4,1%; thị trường EU với 1,26 tỷ USD, giảm 19%...

no luc dua nguoi lao dong tro lai cac cong xuong nha may Tập đoàn Dệt May Việt Nam: "Lệch pha" giữa vị thế và tiềm năng

KTCKVN - Mặc dù doanh thu cao nhưng hiệu quả sinh lời của cổ phiếu VGT - Tập đoàn Dệt May Việt Nam (UpCOM: VGT) còn khá ...

no luc dua nguoi lao dong tro lai cac cong xuong nha may Dòng tiền đón đầu EVFTA đẩy thanh khoản cổ phiếu dệt may tăng mạnh?

Nhóm dệt may là nhóm được dòng tiền chú ý nhất trong tuần qua. KMR, FTM, STK, MSH đều ghi nhận thanh khoản tăng đáng ...

no luc dua nguoi lao dong tro lai cac cong xuong nha may Sáng 8/6: Nhóm dệt may và thủy sản tăng trần sau thông tin có lợi

KTCKVN - Sau thông tin Quốc hội đã chính thức thông qua hai Hiệp định thương mại EVFTA và EVIPA với tỉ lệ nhất trí ...

Đức Hậu

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm