Những ngân hàng nào cho Tập đoàn Hà Đô cầm cố tài sản để vay hàng ngàn tỷ đồng?

Cập nhật: 06:00 | 17/09/2019 Theo dõi KTCK trên

Hiện Công ty Cổ phần Tập đoàn Hà Đô (Tập đoàn Hà Đô) đang nợ hơn 10 ngàn tỷ đồng của các ngân hàng, cá nhân. Trong đó, nhiều khoản vay có vấn đề bất bình thường như: không có tài sản đảm bảo, tài sản đảm bảo lại thấp hơn khoản vay, mang tài chính ngắn hạn đi vay dài hạn, một tài sản thế chấp vay ở nhiều ngân hàng…

nhung ngan hang nao cho tap doan ha do cam co tai san de vay hang ngan ty dong
Tổng Giám đốc Tập đoàn Hà Đô ông Nguyễn Văn Đông. Ảnh Tập đoàn Hà Đô

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2 (đã soát xét), ngày 29/8 của Tập đoàn Hà Đô, trong số hơn 10 ngàn tỷ đồng nợ phải trả thì có 4.598 tỷ đồng là vay dài hạn, gồm có 13 khoản vay, trong đó 12 khoản vay là từ ngân hàng.

Trong đó, có các khoản vay lớn là:

Khoản vay ngân hàng 1.010 tỷ đồng, lãi suất 9,73%, đáo hạn năm 2029, tài sản đảm bảo là Dự án nhà máy Thủy điện Nhạn Hạc và Nậm Pông có giá trị còn lại là 1.778 tỷ đồng;

Khoản vay ngân hàng 1.086 tỷ đồng, lãi suất 10,4%/năm, đáo hạn năm 2031, được đảm bảo bằng toàn bộ xây dựng cơ bản dở dang của dự án nhà máy Thủy điện Đắk Mi 2 với giá trị ghi sổ là 1.420 tỷ đồng và khoản bảo lãnh toàn bộ vốn góp trị giá 375 tỷ đồng tại Công ty CP Năng lương Agrita – Quảng Nam;

Khoản vay ngân hàng 856 tỷ đồng, lãi suất 8,6-9,3%/năm, đáo hạn năm 2020, đảm bảo bằng 1.038.544 cổ phiếu Hà Đô sở hữu tại Công ty CP Za Hưng; 28.350.000 cổ phiếu Hà Đô sở hữu tại Công ty CP Hà Đô – 756 Sài Gòn và toàn bộ tài sản dự án Trung tâm phức hợp Hà Đô 756 Sài Gòn trên hàng tồn kho và xây dựng cơ bản dở dang…;

Khoản vay ngân hàng 525 tỷ đồng, lãi suất 8,2%/năm, đáo hạn 2030, khoản vay này không có tài sản đảm bảo;

Khoản vay ngân hàng 353 tỷ đồng, lãi suất 10%, đáo hạn năm 2033, tài sản đảm bảo quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ khu đất, các công trình dự án và các bất động sản khác tại Dự án thủy điện Sông Tranh 4.

Tập đoàn Hà Đô cũng đang vay dài hạn từ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) số tiền 272 tỷ đồng, đáo hạn năm 2027, lãi suất 10,4%/năm, khoản vay này được thế chấp bằng toàn bộ quyền kinh doanh, quản lý khai thác đối với Khách sạn IBIS, tại số 2 Hồng Hà, phường 2, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh;

Đối với dự án Nhà máy Thủy điện Nhạn Hạc và Nậm Pông, Tập đoàn Hà Đô còn mang thế chấp ngân hàng để vay thêm 276 tỷ đồng, lãi suất 9,7-10,1%, đáo hạn năm 2023 và 36 tỷ đồng, lãi suất 6%/năm, đáo hạn năm 2023.

Tập đoàn Hả Đô còn mang “khoản đầu tư tài chính ngắn hạn” có giá trị 115 tỷ đồng để đi vay ngân hàng “dài hạn” trị giá khoản vay là 120,457 tỷ đồng, lãi suất 9,2%, đáo hạn năm 2020.

nhung ngan hang nao cho tap doan ha do cam co tai san de vay hang ngan ty dong
Ong Nguyễn Trọng Thông, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Hà Đô (mã HDG) đồng thời là người đứng đầu Công ty CP Đầu tư An Lạc. Ảnh: Hado.com.vn

Hiện tập đoàn Hà Đô cũng đang vay 1.297 tỷ đồng ngắn hạn.

Cụ thể, đối với khoản vay ngắn hạn, Tập đoàn Hà Đô đang vay 141 tỷ đồng, lãi suất 7,5-8%/năm tại Ngân hàng TMCP Ngoài thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh (Vietcombank);

Vay 57 tỷ đồng, lãi suất 8,6%/năm của Công ty CP Đầu tư IP Việt Nam;

Vay 17 tỷ đồng, lãi suất 6,9%-7,1%/năm tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình (BIDV), vay cá nhân 45 tỷ đồng;

Đối với 4 khoản vay trên (hơn 260 tỷ đồng), Tập đoàn Hà Đô đều không có tài sản đảm bảo.

Một khoản vay khác có giá trị 62 tỷ đồng, lãi suất 7,08% tại Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Thắng Lợi (Techcombank) được Hà Đô đảm bảo bằng khoản phải thu có giá trị 99 tỷ đồng.

nhung ngan hang nao cho tap doan ha do cam co tai san de vay hang ngan ty dong
Tập đoàn Hà Đô thực hiện nhiều dự án bất động sản.

Khoản vay gần 43 tỷ đồng, lãi suất 7,2 – 7,5%/năm tại Ngân hàng Thương mại CP Quân đội – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (MB) được đảm bảo bằng tài sản cố định có giá 1,8 tỷ đồng và khoản thu của Công ty Cổ phần Hà Đô 45 với Công ty CP Hà Đô -756 Sài Gòn từ hợp đồng xây dựng cho dự án Hà Đô Centrosa Garden có giá 16,5 tỷ đồng.

Đối với khoản vay này, tổng tài sản đảm bảo của Hà Đô chỉ có hơn 18,3 tỷ đồng nhưng Ngân hàng Thương mại CP Quân đội vẫn giải ngân cho khách hàng vay tới 43 tỷ đồng (?!).

Như vậy, các khoản vay của Tập đoàn Hà Đô đang có nhiều dấu hiệu bất bình thường như: không có tài sản đảm bảo vẫn được vay, nhiều tài sản đảm bảo lại thấp hơn khoản vay, mang tài chính ngắn hạn đi vay dài hạn, một tài sản thế chấp vay ở nhiều ngân hàng… Cần được cơ quan chức năng kiểm tra, làm rõ.

Minh Chính

Tin liên quan