Nhu cầu nhập khẩu tôm giảm do Covid-19

Cập nhật: 14:54 | 30/03/2020 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Tính đến hết tháng 2/2020, XK tôm Việt Nam tăng nhẹ 2,6% đạt 383 triệu USD, chủ yếu nhờ thị trường Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc vẫn chưa bị biến động nhiều, nhập khẩu (NK) vẫn tăng trưởng hai con số. Tuy nhiên, xuất khẩu (XK) sang Trung Quốc và EU giảm lần lượt 37% và 15% do tác động của dịch Covid-19.

nhu cau nhap khau tom giam do covid 19

Xuất khẩu tôm sang Mỹ tăng trong tháng 1/2020

nhu cau nhap khau tom giam do covid 19

Xuất khẩu tôm sang EU: Kỳ vọng từ EVFTA

nhu cau nhap khau tom giam do covid 19

Việt Nam tăng xuất khẩu tôm sang Australia trong năm 2019

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, XK tôm của Việt Nam trong tháng 2/2020 đạt 194,5 triệu USD, tăng 39,5% so với tháng 2/2019. Hai tháng đầu năm nay, XK tôm đạt 383,4 triệu USD, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2019. Trong tháng 2/2020, XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc giảm gần 60% trong khi XK sang các thị trường chính khác như Nhật Bản, Mỹ, EU, Hàn Quốc đều tăng.

Nhật Bản là thị trường NK tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm 20,6% tổng giá trị XK tôm của Việt Nam. XK tôm sang Nhật Bản trong tháng 2/2020 vẫn khá ổn định, đạt 43,6 triệu USD, tăng 63% so với tháng 2/2019. XK tôm sang thị trường này trong 2 tháng đầu năm đạt 78,8 triệu USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2019.

nhu cau nhap khau tom giam do covid 19
Nhu cầu nhập khẩu tôm giảm do Covid-19

XK tôm Việt Nam sang Mỹ trong tháng 2/2020 đạt 36,3 triệu USD, tăng 42%. Lũy kế 2 tháng đầu năm nay đạt 74,2 triệu USD, tăng 22,3%. Trong 2 tháng đầu năm nay, tại thị trường Mỹ, nhu cầu giao dịch tập trung cho phân khúc siêu thị, nhưng hiện nay tôm Ấn Độ và Ecuador cũng đang bán khá mạnh vào Mỹ với giá thấp hơn, do họ không XK được đi Trung Quốc, do vậy doanh nghiệp tôm khó thu mua được tôm nguyên liệu với giá hợp lý để cạnh tranh với Ấn Độ và Ecuador.

XK tôm Việt Nam sang thị trường NK lớn thứ 3, EU đạt 64,9 triệu USD trong 2 tháng đầu năm nay, giảm 15,4%.

Từ tháng 3/2020, Châu Âu bắt đầu trở thành tâm dịch mới của Covid-19, dịch bệnh đã lây lan nhanh ra toàn khu vực với các nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Italy, Tây Ban Nha, Đức...XK hàng hóa sang thị trường này chịu ảnh hưởng nặng nề, các nhà NK thông báo hoãn, dừng đơn hàng. Một số DN XK tôm sang thị trường này bị hoãn hoặc dừng đơn hàng do nhà NK không bán được hàng và tồn kho cao. Dù nhu cầu NK vẫn có nhưng tình hình bùng phát dịch như hiện nay, DN chưa thể có kế hoạch cụ thể nào ngoài việc phải chờ đợi.

XK tôm Việt Nam sang Hàn Quốc 2 tháng đầu năm nay đạt hơn 46 triệu USD, tăng 12,4%. Thị trường Hàn Quốc chưa bị ảnh hưởng nhiều trong 2 tháng đầu năm nhưng sẽ phải chịu tác động khá dài. Nếu ngành tôm duy trì sản xuất ở mức độ chấp nhận được, dự trữ một phần cầm cự ít nhất đến tháng 6 thì hy vọng XK sang thị trường này sẽ ổn định.

Trong tháng 2 năm nay, XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc giảm 51% đạt hơn 10 triệu USD. Hai tháng đầu năm nay, XK tôm sang tôm sang thị trường này giảm 37,5% đạt gần 39 triệu USD. XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm bị tác động mạnh nhất do dịch Covid trầm trọng. DN đang chờ đợi đến tháng 4 XK tôm sang Trung Quốc sẽ dần khôi phục trở lại và sẽ tập trung xuất chính ngạch đường biển để ổn định.

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến khó lường, phần lớn các DN XK tôm cho biết, tỷ lệ các đơn hàng vẫn được giao bình thường theo hợp đồng đã ký chỉ chiếm 30-50%. Trong khi đó, tỷ lệ các đơn hàng bị khách yêu cầu tạm hoãn và tỷ lệ các đơn hàng bị khách yêu cầu dừng hoặc hủy từ 20-40%, các đơn hàng mới có được rất ít. Các thị trường có tỷ lệ khách hàng yêu cầu hoãn giao hàng hoặc hủy đơn hàng tập trung chủ yếu tại thị trường Châu Âu, Hàn Quốc và Trung Quốc...Nguyên nhân chính được khách hàng đưa ra là do Chính phủ các nước đóng cửa biên giới vì dịch Covid-19. Khách hàng không bán được hàng nên không nhập hàng tiếp, các cửa hàng dịch vụ thực phẩm cũng ngừng hoạt động. Bên cạnh đó, các DN cũng khó khăn không ít trong di chuyển và thực hiện các hoạt động liên quan đến việc XNK hàng hóa.

Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, DN thủy sản đang mong chờ các giải pháp tháo gỡ khó khăn về phí công đoàn, thuế thu nhập doanh nghiệp, các chi phí liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh... để vượt qua đại dịch.

Về mặt nguyên liệu tôm, trong khi các thị trường chủ lực đang biến động, nếu người nuôi tôm cùng DN vượt qua giai đoạn cầm cự này bằng cách duy trì nuôi ở mức độ nào đó, để cầm cự đến tháng 6-tháng 7 khi thị trường hồi phục, thì ngành tôm vẫn có nguyên liệu để chế biến và XK, bù đắp sụt giảm những tháng đầu năm. Người nuôi cũng cần được tuyên truyền, hướng dẫn và hỗ trợ để có biện pháp duy trì nuôi như kéo dài thời gian hoặc thả giống mật độ thưa hơn…hoặc một số biện pháp khác để cầm cự và giữ ổn định nguyên liệu.

Đối với vấn đề hạn mặn, ở giai đoạn thả giống, bà con nông dân nên chủ động lấy nước ngọt vào ao chứa để dự trữ, hạn chế thả giống hoặc thả chậm đón mùa mưa. Nếu thả, người nuôi nên lựa chọn nguồn tôm giống khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch đầy đủ; thực hiện nuôi 2 – 3 giai đoạn; chỉ thả giống khi nhiệt độ nước dưới 30 độ C, vào sáng sớm hoặc chiều mát; thả nuôi mật độ phù hợp với mô hình nuôi của mình.

Tùng Linh

Tin cũ hơn
Xem thêm