Nhiều đại gia cá tra thắng lớn quý I: Lưu ý thị trường Mỹ các quý tiếp theo

Cập nhật: 09:18 | 09/05/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Quý I/2019 tiếp tục là mùa báo cáo lợi nhuận tích cực với hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh cá tra. Nhiều công ty công bố lãi tăng nhiều lần so với cùng kỳ năm trước nhờ sự thuận lợi chung của toàn ngành.

nhieu dai gia ca tra thang lon quy i luu y thi truong my cac quy tiep theo Cơ hội từ FTA cho xuất khẩu cá tra sang ASEAN
nhieu dai gia ca tra thang lon quy i luu y thi truong my cac quy tiep theo Kết quả cuối cùng thuế chống bán phá giá cá tra vào Hoa Kỳ
nhieu dai gia ca tra thang lon quy i luu y thi truong my cac quy tiep theo Cá tra Việt tiếp tục bị Mỹ tăng thuế chống bán phá giá

Xuất khẩu cá tra quý I tăng 7,8%

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, tính đến hết tháng 03, tổng giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt 472,2 triệu USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Bốn thị trường xuất khẩu lớn nhất lần lượt là Trung Quốc – Hong Kong, EU, Mỹ và ASEAN.

nhieu dai gia ca tra thang lon quy i luu y thi truong my cac quy tiep theo

Xuất khẩu cá tra sang ASEAN đạt 55,17 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. Riêng giá trị xuất khẩu sang Thái Lan tăng 6,5%; Philippines tăng 40,6% và Malaysia tăng 70,9%.

Hiện nay, thuế đối với sản phẩm cá tra phile đông lạnh đang ở mức 0% theo ASEAN (ATIGA); ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) và ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA).

Theo một báo cáo của chứng khoán Rồng Việt (VDSC), thị trường EU đã tăng mạnh 76% trong quý I nhờ nhu cầu thủy sản lớn hơn và ảnh hưởng từ Brexit; thị trường Mỹ giảm 5% trong quý I do tồn kho cao từ cuối năm 2018 khi các nhà nhập khẩu Mỹ chạy đua nhập hàng thủy sản Trung Quốc trước thời điểm đánh thuế của chiến tranh thương mại. Hiện Mỹ đã có kế hoạch tăng thuế lên 25% với hàng thủy sản Trung Quốc cộng với kết quả POR14 dù không như mong đợi nhưng vẫn thấp hơn POR13 là yếu tố mà VDSC cho rằng thị trường này sẽ đạt mức tăng trưởng dương các tháng còn lại.

Trong khi đó, thị trường Trung Quốc – Hong Kong lần đầu tiên sụt giảm 2% trong quý I do mức giảm 13% trong tháng 3. Các diễn biến thị trường này thời gian tới sẽ phụ thuộc vào việc Mỹ có áp thuế 25% lên sản phẩm cá rô hay không, cá tra Việt Nam theo đó có thể phải cạnh tranh gay gắt với cá rô nội địa của Trung Quốc.

Nhiều doanh nghiệp lãi lớn

Với Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC), công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế (LNST) hơn 307 tỷ đồng trong quý I, gấp 3 lần cùng kỳ năm trước. Kết quả này của Vĩnh Hoàn là do giá bán các sản phẩm cao hơn cùng kỳ, giúp biên lợi nhuận gộp tăng từ 14% lên đến 24%.

Năm ngoái, Vĩnh Hoàn đã lập kỷ lục lợi nhuận với con số lên đến 1.442 tỷ đồng. Các thị trường lớn vẫn được công ty duy trì và phát triển. Tỷ lệ xuất khẩu vào Mỹ, một thị trường có biên lợi nhuận rất cao của Vĩnh Hoàn tăng từ 40% lên 50% trong năm 2018. Ngoài ra, doanh nghiệp cá tra đầu ngành của Việt Nam còn là nhà cung cấp lớn thứ 3 tại Trung Quốc với thị phần 9%, tập trung ở phân khúc cao cấp.

Năm 2019, Vĩnh Hoàn tiếp tục hưởng lợi từ các thị trường lớn khi công ty vẫn hưởng thuế suất 0% tại Mỹ. Cùng với đó, thuế thủy sản vào thị trường châu Âu (EU) sẽ được giảm từ 5,5% xuống 0% theo lộ trình 3 năm sẽ.

Trên thị trường chứng khán, giá cổ phiếu VHC hiện đang giao dịch ở quanh vùng mức 90.000 đồng/cổ phiếu.

CTCP Nam Việt (HOSE: ANV) đang vươn lên mạnh mẽ khi quyết liệt thoái vốn ngoài ngành và đầu tư cho mảng kinh doanh quý I/2019 hơn 200 tỷ đồng, tăng 136% nhờ vào tăng trưởng từ các thị trường hiện hữu và chi phí nguyên liệu đầu vào thấp.

Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Nam Việt chủ yếu nhờ vào sự tăng trưởng mạnh từ thị trường châu Âu (tăng 90%) và các nước ASEAN (tăng 24%). Đây cũng là 2 thị trường lớn nhất chiếm gần 40% tổng lượng xuất khẩu trong quý I.

Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu ANV hiện giữ mức 28.400 đồng/cổ phiếu. So với thời điểm cách đây khoảng 1 tháng, giá cổ phiếu ANV đã tăng trung bình hơn 2.800 đồng/cổ phiếu.

nhieu dai gia ca tra thang lon quy i luu y thi truong my cac quy tiep theo

Với Thủy sản Cửu Long An Giang (HOSE: ACL), dù không có quy mô và thị phần lớn như VHC, ANV nhưng công ty cũng có hiệu quả kinh doanh rất cao. Năm ngoái, ACL ghi nhận LNST kỷ lục 230 tỷ đồng, gấp 11 lần năm 2017.

Quý I năm nay, doanh thu của công ty tăng 34% lên 445 tỷ đồng, LNST thu về hơn 54 tỷ đồng, gấp 9 lần cùng kỳ năm 2018. Biên lợi nhuận gộp tăng cao cộng thêm các chi phí không biến động nhiều là yếu tố chính giúp công ty đạt kết quả trên.

Doanh nghiệp cá tra này đã dịch chuyển cơ cấu bán hàng với nhiều phân khúc khác nhau tại nhiều thị trường. Công ty còn chính thức là nhà cung cấp cho siêu thị Walmart, đạt thị phần lớn tại nhiều thị trường truyền thống như Nam Mỹ, Trung Đông,… và thâm nhập sâu vào thị trường châu Á (doanh số tại Trung Quốc tăng 27% năm 2018).

Trên thị trường chứng khoán, thị giá cổ phiếu ACL so với thời điểm cách đây 1 tháng không có nhiều biến động với mức giá giao dịch 39.950 đồng/cổ phiếu (ngày 08/05). Tuy nhiên, so với thời điểm trung tuần tháng 04 (ngày 16/04), giá cổ phiếu của công ty đã giảm mạnh từ mốc 46.000 đồng/cổ phiếu, khiến cho lượng vốn hóa thị trường trở về mốc dưới 1.000 tỷ đồng.

Một số doanh nghiệp khác cũng có kết quả khả quan trong quý I như Camimex Group (HOSE: CMX) báo lãi 24 tỷ đồng, gấp 6 lần cùng nhờ biên lợi nhuận gộp tăng lên 24% và nguồn thu thanh lý tài sản đột biến. Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre (HOSE: ABT) ghi nhận LNST hơn 11 tỷ đồng, tăng 24%. Ngay cả Hùng Vương (HOSE: HVG) cũng bất ngờ báo lãi 6 tỷ đồng trong quý II (01/01 - 31/03) trong khi cùng kỳ vẫn còn lỗ 387 tỷ đồng.

Lưu ý thị trường Mỹ

Trong thời gian tới xuất khẩu cá tra, basa sang thị trường Mỹ được dự báo gặp khó khăn do Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng của đợt xem xét hành chính lần thứ 14 (POR14) đối với các lô hàng cá tra Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ trong giai đoạn từ ngày 01/08/2016 đến 31/07/2017. Mức thuế cuối cùng này tăng cao hơn nhiều so với kết quả sơ bộ đã được công bố hồi tháng 09/2018.

Bộ Công thương cho biết, trên thực tế, trong 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất sang Mỹ (chiếm thị phần khoảng 80% xuất khẩu sang Mỹ), có 2 doanh nghiệp xuất khẩu lớn và nhiều nhất là Vĩnh Hoàn và Biển Đông đều không thuộc phạm vi rà soát của POR14 và được hưởng mức thuế suất của các đợt rà soát trước đó là 0%, do đó, hiện tại, kết luận của POR14 không có tác động nhiều đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên, dưới tác động của xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc, xuất khẩu cá tra sang thị trường Hoa Kỳ có thể bị ảnh hưởng.

Quốc Trung