Nhận định của World Bank về chính sách tiền tệ của Việt Nam?

Cập nhật: 08:00 | 19/12/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Theo World Bank, các chính sách lãi suất của NHNN đang tạo điều kiện để tăng tín dụng cho nền kinh tế, chỉ tiêu vốn ở mức thấp so với mục tiêu tại thời điểm hiện tại.

nhan dinh cua world bank ve chinh sach tien te cua viet nam

NHNN: Lượng kiều hối năm 2019 vẫn đạt mức tăng trưởng khoảng 6 - 8% so với năm ngoái

nhan dinh cua world bank ve chinh sach tien te cua viet nam

Việt Nam được World Bank tài trợ 2,2 triệu USD phát triển ngành ngân hàng

nhan dinh cua world bank ve chinh sach tien te cua viet nam

World Bank chọn nhà mạng Việt làm đối tác dự án 20,5 triệu USD

Cắt giảm lãi suất để tạo điều kiện cho tăng tín dụng

Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB) mới đây đã công bố báo cáo Điểm lại kinh tế Việt Nam 2019 với nhận định chính sách tiền tệ của Việt Nam tiếp tục phải cân đối giữa hai mục tiêu tăng trưởng và ổn định.

Theo World Bank, tăng trưởng tín dụng của Việt Nam tính đến tháng 9 ước đạt 12,5% so cùng kì năm trước, thấp hơn so với chỉ tiêu 14% cho cả năm 2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN).

Trong tháng 9, do áp lực lạm phát còn thấp, NHNN đã nới nhẹ chính sách tiền tệ bằng cách cắt giảm lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn ở mức 25 điểm cơ bản, xuống lần lượt còn 4,0% và 6,0%, đây là đợt điều chỉnh đầu tiên kể từ tháng 7/2017.

nhan dinh cua world bank ve chinh sach tien te cua viet nam
Ảnh minh họa

"Quyết định này có hiệu lực từ ngày 16/9/2019, nhằm ứng phó với suy giảm tiếp diễn ở các thị trường toàn cầu, sau động thái tương tự của nhiều ngân hàng trung ương khác trên thế giới và trong khu vực", WB nhận định.

WB cho rằng lãi suất chính sách được cắt giảm dự kiến sẽ nới lỏng thanh khoản ở các ngân hàng, qua đó tạo điều kiện tăng tín dụng cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, do cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ ở Việt Nam còn yếu nên NHNN tiếp tục quản lí rủi ro tài chính thông qua các biện pháp phi lãi suất khác. Chẳng hạn bằng trần tăng trưởng tín dụng (cho toàn bộ hệ thống ngân hàng và cho từng ngân hàng) kèm theo các biện pháp an toàn vĩ mô khác.

Cụ thể, NHNN tiếp tục duy trì qui định giới hạn vốn vay cho lĩnh vực bất động sản (chủ yếu để mua căn hộ cao cấp, là lĩnh vực có hiện tượng đầu cơ) và các lĩnh vực rủi ro cao khác gồm cổ phiếu và chứng khoán.

Mới nhất, NHNN đã điều chỉnh giảm trần lãi suất tiền gửi bằng VND kể từ ngày 19/11/2019 (giảm 0,2 và 0,5 điểm % tương ứng với tiền gửi 1 tháng và dưới 6 tháng). NHNN cũng yêu cầu hạ lãi suất cho vay tối đa bằng VND, từ 6,5% xuống 6,0% nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu vực nông nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và xuất khẩu.

Theo đó, tại Quyết định số 2497 ban hành ngày 29/11/2019 về mức lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng (TCTD) tại NHNN, lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND được điều chỉnh giảm từ 1,2% xuống 0,8%/năm.

Trong khi, lãi suất đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng VND được giữ nguyên ở mức 0%/năm; lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là 0%/năm, lãi suất đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là 0,05%/năm.

Như vậy, so với mức 1,2%/năm theo Quyết định 1716 năm 2005, lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND của các TCTD đã giảm tới 0,4 điểm phần trăm.

Ngoài ra, NHNN cũng ban hành Quyết định số 2498 ngày 29/11/2019 qui định mức lãi suất tiền gửi bằng VND của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, quĩ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô là 0,8%/năm.

Bên cạnh đó, theo Quyết định số 2499, mức lãi suất tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Ngân hàng Nhà nước, đối với tiền gửi bằng VND của Kho bạc Nhà nước là 1%, lãi suất đối với tiền gửi bằng ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước là 0,05%, lãi suất đối với tiền gửi bằng VND của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là 0,8%/năm.

Theo NHNN, động thái điều chỉnh lãi suất trên là nhằm để phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và mặt bằng lãi suất trên thị trường.

Tỷ giá thực của tiền đồng đã tăng 2,8% kể từ đầu năm

Đối với chính sách tỷ giá, WB cho rằng NHNN tiếp tục thực hiện quản lí tỷ giá theo cơ chế thị trường, coi đó là công cụ chính để hấp thụ tác động của những biến động bên ngoài đối với nền kinh tế trong nước.

Tuy vẫn duy trì cơ chế neo tỷ giá linh hoạt, NHNN đã và đang xác định tỷ giá tham chiếu hàng ngày cho phù hợp với thị trường thay vì phá giá một lần sau một khoảng thời gian như cách làm trước đây.

Theo WB, mặc dù đồng nội tệ mất giá nhẹ so với đồng USD ( theo tỷ giá danh nghĩa) trong 12 tháng qua, nhưng tỷ giá thực hiệu lực (REER) đã tăng khoảng 2,8% kể từ tháng 1/2019 và 4% kể từ tháng 1/2015.

"Đồng nội tệ tăng giá thực là do thị trường phản ứng với thặng dư tài khoản vãng lai của Việt Nam nhưng cũng tạo ra tác động bất lợi về năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam về lâu dài", báo cáo WB cho biết.

Hoài Dương