Một nhà quản lý tốt sẽ có những đặc điểm này

Cập nhật: 17:25 | 04/07/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Đội ngũ quản lý giỏi chính là một trong những điều kiện cốt lõi giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và hùng mạnh. Những người đứng đầu sẽ đưa ra quyết định quan trọng và định hướng cho đường lối hoạt động của một công ty trong tương lai. Cũng vì thế, nhiều doanh nghiệp cạnh tranh gắt gao để có thể chiến thắng trong cuộc chiến tranh giành những nhân tài quản lý.

mot nha quan ly tot se co nhung dac diem nay

Con đường trở thành tỷ phú đầy sóng gió của nữ doanh nhân Zhou Qunfei

mot nha quan ly tot se co nhung dac diem nay

“Đế chế bia rượu tại châu Á”, ông chủ Sabeco kiếm thêm 2,5 tỷ USD

mot nha quan ly tot se co nhung dac diem nay

Tỷ phú Elon Musk được trả lương thưởng cao nhất năm 2018

Để trở thành một nhà quản lý giỏi là điều không đơn giản. Các dự án nghiên cứu từ Google cho thấy, để trở thành một nhà quản lý tốt cần có những đặc điểm sau:

Là người đào tạo giỏi

Nếu bạn mong muốn đảm đương tốt trách nhiệm huấn luyện đào tạo đội ngũ trong tổ chức, chính bạn phải cam kết mạnh mẽ với quá trình học hỏi phấn đấu không ngừng. Những kiến thức nền tảng về các tiêu chí đánh giá một nhà đào tạo xuất sắc sau đây sẽ giúp bạn tự đánh giá tiềm năng và năng lực của chính mình trong lĩnh vực “ươm mầm tài năng” này.

Thay vì giải quyết các rắc rối ngay khi nó phát sinh, các nhà quản lý giỏi tận dụng cơ hội để đào tạo nhân viên.

Họ hướng dẫn đội ngũ và chia sẻ những hiểu biết cần thiết, cho cấp dưới những kinh nghiệm quý báu và cơ hội phát triển.

mot nha quan ly tot se co nhung dac diem nay
Một nhà quản lý tốt sẽ có những đặc điểm này. Ảnh minh họa

Trao quyền cho tập thể và không quản lý theo cá nhân

Những nhà quản lý giỏi cho phép nhân viên tự do phát triển ý tưởng, chấp nhận rủi ro và phạm sai lầm. Họ cũng cung cấp các thiết bị, cơ sở vật chất cần thiết, cho phép sắp xếp lịch trình linh hoạt và tự chọn môi trường làm việc.

Muốn có thành công lâu bền, bạn hãy cố gắng làm sao để nhân viên có thể phát triển cùng với doanh nghiệp. Khi đã lựa chọn được một nhân viên ưng ý, bạn cần tạo cho anh ta những cơ hội, thử thách, sau đó đánh giá xem anh ta “biết làm gì”, đồng thời có những điểm hạn chế nào. Tuy nhiên, như thế chỉ đủ để xác định xem anh ta có phải là một nhân viên thích hợp với công việc hay không. Phát triển nhân viên, nghĩa là mở ra trước anh ta một khoảng trời tự do và trao cho anh ta quyền tự quyết các vụ việc theo thẩm quyền, còn bạn sẽ giám sát kết quả đạt được trong một khoảng thời gian nhất định.

Tạo ra môi trường làm việc nhóm, thể hiện sự quan tâm đến thành công và sức khỏe cấp dưới.

Là một người lãnh đạo, để nhân viên có thể nể phục và nghe theo ý mình không phải là điều dễ dàng. Làm thế nào để thu phục những nhân viên cấp dưới, khiến họ làm việc không chỉ vì trách nhiệm mà còn vì lòng yêu thích và sự gắn bó với đồng nghiệp là câu hỏi khiến nhiều nhà lãnh đạo đau đầu.

Trong một dự án nghiên cứu, Google phát hiện rằng chìa khóa tốt nhất cho hiệu suất làm việc nhóm là tạo nên môi trường "an toàn về mặt tâm lý".

Trong môi trường "an toàn tâm lý", các cá nhân giảm bớt sự sợ hãi khi chấp nhận rủi ro. Họ tự tin bởi không ai trong nhóm có thể gây khó khăn hay trừng phạt nếu họ thừa nhận sai lầm, đặt câu hỏi hay đưa ra ý tưởng mới.

Nói cách khác, các nhóm phát triển dựa trên niềm tin và các nhà quản lý giỏi góp phần củng cố niềm tin đó.

Người năng suất và chú trọng kết quả

Những nhà quản lý tốt phải thúc đẩy những người xung quanh tốt lên, bằng cách nêu gương và phê bình khi cần thiết. Họ không ngại xắn tay áo và giúp đỡ, miễn là điều đó tốt cho nhóm.

Người giao tiếp tốt

Các nhà quản lý tốt là những người biết lắng nghe. Điều này giúp họ hiểu rõ về nhóm, từ đó, thể hiện thái độ phù hợp.

Ngoài ra, các nhà quản lý tin rằng kiến thức là sức mạnh. Vì vậy, họ sẵn sàng chia sẻ thông tin với đồng nghiệp, cho mọi người biết hiểu rõ nguyên nhân đằng sau thông tin, sự kiện.

Hỗ trợ phát triển nghề nghiệp và hiệu suất

Các nhà quản lý giỏi cổ vũ cấp dưới bằng những lời khen chân thành. Tuy nhiên, họ không ngại đưa ra những lời phê bình theo cách khéo léo trên tinh thần hỗ trợ cùng phát triển.

Họ giúp các nhân viên đạt được mục tiêu nghề nghiệp cá nhân. Các cấp dưới, từ đó, có xu hướng "trả ơn" bằng việc cống hiến cho tổ chức.

Có tầm nhìn, chiến lược rõ ràng cho đội nhóm

Các nhà quản lý giỏi biết chính xác vị trí, tình hình của nhóm và điều họ cần làm để phát triển tốt hơn. Nhờ khả năng giao tiếp tốt, họ giúp cho các thành viên luôn theo sát các kế hoạch đề ra.

Họ cũng đảm bảo mỗi thành viên hiểu được vai trò cá nhân trong việc thực hiện các chiến lược.

Sở hữu những kỹ năng quan trọng để tư vấn cho nhóm

Các nhà quản lý giỏi hiểu rõ công việc của cấp dưới, bao gồm các nhiệm vụ và thách thức hàng ngày.

Nếu nhà quản lý được chuyển sang bộ phận mới, họ sẽ dành thời gian tìm hiểu cách thức mọi thứ hoạt động và tạo dựng niềm tin trước khi làm việc hoặc đưa ra những lời khuyên.

Hợp tác hiệu quả

Những nhà quản lý kém xem đội nhóm là nơi cạnh tranh, hoặc thậm chí là đấu đá với các nhóm khác trong công ty.

Ngược lại, những nhà quản lý có năng lực nhìn thấy bức tranh lớn. Họ làm việc vì lợi ích chung của công ty và khuyến khích các nhóm hướng đến điều tốt đẹp.

Người ra quyết định mạnh mẽ

Tố chất thường thấy ở một lãnh đạo giỏi là dám nghĩ, dám làm và có kỹ năng ra quyết định. Đây cũng là khâu mấu chốt trong cách quản lý và lãnh đạo. Thực tế, để ý tưởng triển khai vào thực tiễn mang lại kết quả tốt, để có một quyết định đúng đắn, đòi hỏi người lãnh đạo phải có một cảm quan tốt, đánh giá và dự báo được tình hình, cân nhắc được lợi hại của các quyết định và hiểu sâu sắc việc mình làm. Do đó, để có được kỹ năng này, người lãnh đạo phải có kiến thức sâu rộng, lý luận sắc bén và những kinh nghiệm, trải nghiệm trong cuộc sống và công việc.

Các nhà quản lý vĩ đại không bốc đồng, nhưng quyết đoán. Sau khi tìm hiểu và xem xét suy nghĩ cũng như quan điểm của các thành viên, họ nhanh chóng đưa ra quyết định - cho dù không phải ai cũng chấp thuận.

Sau đó, họ cam kết thực hiện những quyết định đó.

Hoài Dương