Một cái nhìn rất mới về văn hoá ẩm thực

Cập nhật: 09:00 | 21/09/2020 Theo dõi KTCK trên

Anh Trần Văn Hải (SN 1980), được mệnh danh là Vua pha chế, anh không chỉ đang giúp đỡ cho những trẻ em nghèo có được cơ hội học và làm việc với nghề mà còn mang đến một cái nhìn rất mới về văn hoá ẩm thực.

Mong muốn lưu giữ món quà ngon truyền thống Việt Nam của cô gái Bắc Giang

Bước ngoặt cuộc đời nhờ kinh doanh online của chàng trai Bắc Kạn

Chàng trai trẻ làm “siêu xe” Batmobile với chi phí 500 triệu đồng

Hỗ trợ cho những trẻ em nghèo có cùng hoàn cảnh

Vốn xuất thân đầy cơ cực, mồ côi mẹ, phải lưu lạc lên Hà Nội kiếm sống từ năm 12 tuổi, anh Hải đã phải bươn chải đủ mọi công việc tay chân nặng nhọc nhất để có cái ăn, ngủ ở nơi góc phố lề đường, gầm cầu, bến tàu... May mắn, anh được cưu mang vào tổ bán báo xa mẹ và bén duyên với nghề F&B vào những năm 1996 khi được bố mẹ nuôi xin cho làm nhân viên bồi bàn.

1031-img-2731

Thời gian đầu, anh Hải chỉ nghĩ đây là công việc cho qua ngày và để không bị đói – Nỗi ám ảnh suốt tuổi thơ nghèo khó của mình. Tuy nhiên càng làm anh càng nhìn ra sự tinh tế và nền văn hóa sâu sắc ẩn chứa trong công việc cao quý này. Có duyên với nghề, anh đã được học và đào tạo bài bản từ những chuyên gia nước ngoài khắp thế giới và được đi du học nhiều năm để làm và đào tạo nghề, nên tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm từ văn hóa ẩm thực phương Đông đến phương Tây.

“Sau khi học thành nghề, tôi đã nung nấu một ý tưởng là lập trung tâm đào tạo để hỗ trợ cho những trẻ em nghèo có cùng hoàn cảnh, vừa thỏa đam mê giảng dạy lại giúp ích cho đời và trả ơn những người đã cưu mang hỗ trợ mình khi còn nhỏ”, anh Hải tâm sự. Từ đó, công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực F&B – Công ty cổ phần Đào tạo F&B Topone Việt Nam ra đời.

Sử dụng công nghệ làm đòn bẩy, anh Hải đã xây dựng kênh Youtube Trần Hải – Vua pha chế chia sẻ mọi kiến thức, kỹ năng trong ngành F&B để giúp những người chưa có điều kiện đi học bài bản, được tiếp xúc với những kiến thức chất lượng lại hoàn toàn miễn phí mà anh tích lũy trong gần ba chục năm làm nghề.

1027-img-2673

“Cái tôi mong muốn là được chia sẻ về mọi nguyên lý, kỹ thuật pha chế dựa trên nền tảng nguyên tắc và sáng tạo trong pha chế ẩm thực, đồ uống, văn hóa bàn tiệc, cách sử dụng dụng cụ và thưởng thức đồ ăn khi tham dự những bữa tiệc sang trọng trong những sự kiện khác nhau, nhằm mục đích giúp cho mọi người có cơ hội được tiếp xúc với một ngành nghề đỉnh cao, tạo ra thu nhập tốt nuôi sống bản thân và góp phần nâng cao mức thu nhập trung bình/người dân của nước mình”, anh Hải tâm sự.

Ngoài ra, khi thành lập công ty hoạt động trong lĩnh vực F&B, anh Hải có thể chia sẻ được nhiều hơn cho mọi người kỹ thuật pha chế từ cơ bản đến nâng cao, mọi người học xong có thể áp dụng ngay tại nhà, làm những loại đồ uống món ăn rất đơn giản nhưng lại thời thượng, làm cho gia đình, con cái, thiết đãi bạn bè, học để trở thành những Bartender chuyên nghiệp hoặc mở quán kinh doanh từ mô hình đơn giản đến phức tạp với nhiều phong cách khác nhau.

Một cái nhìn rất mới về văn hoá ẩm thực

F&B là một nghề trong chuỗi ngành du lịch. Nhìn các đất nước phát triển, lĩnh vực du lịch mang lại rất nhiều công ăn việc làm và kinh tế cho đất nước họ, muốn thu hút khách du lịch đến với đất nước Việt Nam thì một phần không thể thiếu được đó là chuỗi cung cấp dịch vụ cho khách hàng, mà ngành F&B là trực tiếp và tiếp cận với khách hàng nhiều nhất vì du khách nào cũng cần ăn và uống. Việt Nam có vị trí địa lý rất tiềm năng để phát triển du lịch, bao gồm du lịch biển, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa với hệ sinh thái đa dạng của mỗi vùng miền, đặc biệt là các sản phẩm ẩm thực của Việt Nam cực kỳ phong phú, đặc sắc.

0814-cd-nghe-tran-hung-dao-3

Với tiềm năng to lớn như vậy nhưng những người làm du lịch và người dân Việt Nam nhiều khi không chú trọng đến công việc này. Du lịch là một nghề được gọi là nghề mến khách “Hospitality” - Nghề này đòi hỏi nhân viên phải rất tỉ mỉ, quan sát chăm sóc khách, một nhân viên phải có rất nhiều kỹ năng mới có thể bước chân vào khu vực phục vụ khách: từ dáng đi, thái độ, kỹ năng nghề, kỹ năng mềm…

“Với nhân viên ngành này sản phẩm chính là những kỹ năng, kỹ thuật, hình ảnh và chính thái độ của người làm nghề và ở đây thái độ cũng được xem là sản phẩm cung cấp nên người làm nghề dịch vụ phải biết điều tiết cảm xúc cá nhân. Có những chủ đầu tư bỏ ra hàng chục tỉ đồng để xây dựng mô hình kinh doanh F&B, nhưng sập tiệm vì không chú trọng đến việc quản lý và đào tạo nhân sự”, anh Hải nhận định.

Với thời gian làm nghề gần 25 năm, là người theo nghề từ nhỏ và làm duy nhất một nghề, anh Hải đã trải qua rất nhiều các cuộc thi, nhận được học bổng để có cơ hội làm việc và học tập tại nhiều quốc gia, nhiều mô hình kinh doanh ẩm thực nên ở anh có cái nhìn sâu rộng về nghề.

0819-316fbf63ad5b5005094a

“Ba thành tố: Nhân sự - Chủ đầu tư – Khách hàng trong nghề F&B, tôi sở hữu nguyên lý làm sao để gắn kết ba nhân tố này lại và cân đối hài hòa lợi ích, mong muốn và nhu cầu của họ, để đạt được hiệu quả trong vận hành - Đó chính là thứ khó nhất trong nghề và cũng là thế mạnh của tôi nên tôi muốn giúp đỡ càng nhiều người càng tốt, để giúp họ có thể thành công với mô hình kinh doanh F&B này”, anh Hải cho biết.

Làm việc trong ngành F&B, đào tạo nhân viên nhà hàng, đào tạo nhân viên pha chế, đào tạo nâng cao cho những người muốn trở thành quản lý nhà hàng, chia sẻ kiến thức tư vấn cho những người muốn đầu tư kinh doanh lĩnh vực ẩm thực là công việc thường ngày của anh Hải. Bởi ngành ẩm thực nói là dễ nhưng thực sự khi đã tham gia kinh doanh vào thị trường thì có vô vàn những điều không tưởng lại xảy ra. Anh Hải có thể đưa ra các giải pháp để xử lý ứng biến trong các tình huống cụ thể, giúp cho cá nhân hoặc doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn và hoàn thiện dịch vụ.

“Tôi học được nhiều và văn hóa nghệ thuật ẩm thực và nghệ thuật pha chế đã ngấm và ăn sâu vào từng sợi gân khắc sâu vào tận xương cốt của tôi, với xã hội ngày càng phát triển và sự hội nhập văn hóa từ các nước, ngoài việc ăn no, uống đủ nó còn đòi hỏi phải ăn ngon – ăn đẹp, đồ ăn thức uống phải có nét văn hóa”, anh Hải cho biết.

0816-182059214b19b647ef08

Dù không được gia đình ủng hộ khi khởi nghiệp nhưng anh vẫn quyết tâm nỗ lực từng ngày để có được niềm tin và sự ủng hộ của mọi người. “Gia đình là nơi tôi có những người thân yêu nhất, nên việc những người thân không ủng hộ vì lo sợ tôi vất vả, không an toàn, mất thời gian, tốn công tốn của... hoàn toàn có thể hiểu được. Song nếu thấy mình hạnh phúc hơn, thành công hơn với sự lựa chọn ấy, tôi tin dần dần họ sẽ hiểu và ủng hộ”. Anh tâm sự.

Cuộc sống sau khi khởi nghiệp của anh Hải có sự xáo trộn trong sinh hoạt. Anh thường đọc sách nhiều hơn, học nhiều hơn, có nhiều mối quan hệ hơn, trăn trở tìm được những giải pháp có thể giúp đỡ được nhiều người hơn thay vì “bình an” trong vai an toàn của một người thầy giáo đơn thuần như trước.

“Tôi thấy bản thân mình phát triển lên rất nhiều, tôi cũng trang bị thêm cho mình rất nhiều những kỹ năng mới. Vì vậy tôi cảm thấy cuộc sống dù bận rộn và đôi lúc căng thẳng hơn trước nhưng thực sự thú vị và tràn đầy hứng khởi. Đặc biệt, ngày nào tôi cũng nhận được những lời cảm ơn về những kiến thức hữu ích tôi cho đi, nên tôi thực sự cảm thấy vô cùng hạnh phúc”, anh Hải vui vẻ nói.

Lời khuyên dành cho các bạn khởi nghiệp:

Không có thành công nào không phải trả giá. Quan trọng bạn chọn kết quả như nào và sẵn sàng hy sinh điều gì để có được thành công ấy. Đường dù dài, cứ đi rồi sẽ đến...

Bạn nên làm từ những mô hình nhỏ, phải luyện tập tinh thần luôn nhìn về phía trước, sống và sinh hoạt phải thật điều độ, rèn luyện sức khỏe, luôn yêu đời, sống tràn đầy hy vọng năng lượng, luôn có ý nghĩ tích cực và nên kết giao với những người có ý nghĩ tích cực để thúc đẩy tinh thần của bạn đi lên. Khó thì mình mới còn cơ hội – dễ thì cũng chả đến lượt mình!

Bảng gỗ Kabi giúp trẻ tự lập hơn

Anh Lê Ngọc Anh (SN 1989) tại Hà Nội, hiện là CEO Công ty CP công nghệ và thương mại quốc tế Anh Tú sáng ...

Người giữ gìn bản sắc dân tộc bằng món cơm niêu truyền thống

Nguyễn Thị Ngọc Huyền (SN 1997) tại Quảng Bình, hiện là Quản lý nhà hàng Cơm niêu truyền thống với quan niệm “Cuộc sống không ...

Nguyễn Công Thắng: “Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp”

Anh Nguyễn Công Thắng (SN 1985) tại Hà Nội, hiện là CEO Công ty Cổ phần Huma Việt Nam (Huma.jsc) luôn yêu thích câu nói: ...

Nguyễn Trang

Tin liên quan