Lượng điện tiêu thụ vượt ‘đỉnh’ năm 2018 dù chưa vào cao điểm nắng nóng

Cập nhật: 11:11 | 19/05/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Dù chưa vào mùa cao điểm nắng nóng, tuy nhiên phụ tải điện sau 4 tháng đầu năm đã đạt 74,35 tỷ kWh, tăng 11% so với cùng kỳ 2018, đây là con số tăng kỷ lục chưa từng thấy.  

luong dien tieu thu vuot dinh nam 2018 du chua vao cao diem nang nong Website và ứng dụng HDBank mới ra mắt tích hợp nhiều tính năng
luong dien tieu thu vuot dinh nam 2018 du chua vao cao diem nang nong Sử dụng điện tăng vọt: Điện mặt trời vẫn "nghèo" nguồn cung
luong dien tieu thu vuot dinh nam 2018 du chua vao cao diem nang nong Thời hạn HDBank cho vay vốn đầu tư điện mặt trời áp mái là 5 năm
luong dien tieu thu vuot dinh nam 2018 du chua vao cao diem nang nong Lịch cắt điện tại Hà Nội ngày 18/5

Theo ông Vũ Xuân Khu - Phó giám đốc Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia, ngày 24/4 là ngày nóng nhất tháng 4, công suất đầu nguồn cực đại (Pmax) toàn hệ thống là 35.703 MW, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước và vượt qua Pmax trong đợt nắng nóng cực đoan nhất năm 2018. Đến ngày 17/5, mức tiêu thụ điện toàn hệ thống lại đạt đỉnh mới với công suất đỉnh đầu nguồn toàn hệ thống lên tới 35.912 MW.

Lượng điện năng tiêu thụ đầu nguồn toàn hệ thống điện quốc gia trong ngày 17/5 cũng lên đến 755 triệu kWh. Số liệu này cũng đã phá kỷ lục, vượt qua mức đỉnh của năm 2018 (725 triệu kWh vào ngày 3/7/2018). Số liệu thống kê của 4 tháng đầu năm, lượng điện tiêu thụ đạt 74,35 tỷ kWh, tăng trưởng 11% so với năm 2018.

luong dien tieu thu vuot dinh nam 2018 du chua vao cao diem nang nong
Hình minh họa.

Theo Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia, mới vào đầu hè, nhu cầu dùng điện đã tăng đột biến trong khi công tác vận hành nguồn điện vẫn rất căng thẳng. Đối với thủy điện, chỉ có các hồ tại khu vực miền Bắc có lượng nước về tương đối khá, tương đương trung bình nhiều năm. Phần lớn các hồ ở miền Trung - Tây Nguyên và miền Nam tình hình thủy văn không thuận lợi, lưu lượng nước về thấp.

Đến thời điểm này, sản lượng thủy điện tích trong các hồ miền Trung, Nam chỉ khoảng 2 tỷ kWh, tương đương tổng phụ tải toàn quốc trong 3 ngày làm việc. Nếu tính riêng các hồ miền Nam, lượng nước trong hồ chỉ còn 0,38 tỷ kWh, tương đương lượng điện tiêu thụ tại khu vực này trong 1 ngày.

Để đảm bảo cấp điện cho nền kinh tế, Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc gia đã phải huy động các nguồn nhiệt điện dầu từ tháng 4/2019 để đáp ứng nhu cầu phụ tải. Tổng sản lượng nhiệt điện dầu huy động đến thời điểm này là 160 triệu kWh và sẽ phải tiếp tục huy động nguồn điện với giá thành hơn 5.000 đồng/kWh này trong thời gian tới.

Cùng đó, các nguồn điện khác như điện khí, nhiệt điện than... cũng trong tình trạng huy động khó khăn. Trước nhu cầu điện tăng cao, EVN phải huy động nguồn chạy dầu với tổng sản lượng khoảng 46 triệu kWh từ tháng 4 với giá thành khoảng 5.000 đồng một kWh.

Theo ông Khu, qua theo dõi thực tế nhiều năm, nhu cầu tiêu thụ điện tại Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào nền nhiệt độ. Nếu bước vào cao điểm nắng nóng trong các tháng 5, 6, dự kiến phụ tải còn tiếp tục tăng trưởng cao. Công suất cực đại dự kiến ở mức 37.000- 39.000 MW, tăng 11-14% so với cùng kỳ 2018.

Trong mùa khô và các tháng còn lại của năm 2019, EVN gặp khó khăn rất lớn do lượng nước về các hồ thủy điện thấp hơn trung bình nhiều năm, nhiều hồ ở khu vực miền Nam đã gần về mực nước chết. Bên cạnh đó, nguồn khí sau nhiều năm khai thác cao đã suy giảm. Nguồn than trong nước hiện nay cũng không thể đảm bảo đủ cho sản xuất điện và đã phải nhập khẩu than.

Bên cạnh đó, việc đưa các dự án điện mặt trời vào kịp trước 30/6 cũng sẽ góp phần cung cấp điện, nhưng cũng là khó khăn cho hệ thống lưới điện, chưa kể các thách thức như tính bất định, chất lượng điện quang, quá tải...

Dù vậy, lãnh đạo EVN khẳng định, năm 2019 vẫn sẽ đảm bảo cung cấp điện. Tuy nhiên, với mức tăng trưởng điện lên tới 10%, hệ thống cần tới 3.500-4.000MW, trong khi nhiều nhà máy điện theo sơ đồ VII điều chỉnh vào chậm, lãnh đạo EVN cho biết sẽ có kiến nghị với Bộ Công Thương và Chính phủ về vấn đề này.

Nguyễn My

Tin cũ hơn
Xem thêm