Lợi nhuận quý III chênh lệch hơn 10%, Bia Hà Nội - Thanh Hóa nói gì?

Cập nhật: 16:47 | 28/10/2023 Theo dõi KTCK trên

Công ty CP Bia Hà Nội - Thanh Hóa (HNX : THB) vừa đưa ra lý giải nguyên nhân sụt giảm trong quý III/2023 so với cùng kỳ là do nền kinh tế thế giới và Việt Nam có nhiều khó khăn, lạm phát vẫn ở mức cao, phục hồi chậm làm suy giảm nhu cầu tiêu dùng. Đồng thời, ảnh hưởng từ Nghị định 100/2019/NĐ-CP khiến tổng sản lượng tiêu thụ giảm 2 triệu lít kéo theo doanh thu giảm 14 tỷ đồng khiến lợi nhuận sau thuế quý 3 so với cùng kỳ năm trước giảm trên 10%.

Một cổ đông lớn khởi kiện Bia Hà Nội - Thanh Hóa vì 'ém' thông tin về hoạt động kinh doanh

Diễn biến mới vụ cổ đông lớn kiện Bia Hà Nội – Thanh Hóa: Kháng cáo toàn bộ bản án

Bị đơn liệu có vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ Công ty?

Lợi nhuận quý III chênh lệch hơn 10%, Bia Hà Nội - Thanh Hóa nói gì?
Bia Hà Nội- Thanh Hóa

Mới đây, Bia Hà Nội - Thanh Hóa đã công bố BCTC quý 3/2023, trên thị trường chứng khoán với kết quả sản xuất kinh doanh không mấy khả quan. Trong kỳ ghi nhận doanh thu 438 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng đầu năm ghi nhận 1.057 tỷ đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 4% so với cùng kỳ năm trước.

Trong quý giá vốn hàng bán trong đạt 427 tỷ đồng, lũy kế đạt 953 tỷ đồng giảm 1,5% so với cùng kỳ. Kết quả trên khiến lợi nhuận gộp quý 3 chỉ đạt 35,6 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng của đơn vị ghi nhận 83,1 tỷ đồng, giảm hơn 30 tỷ đồng so với cùng kỳ. Đáng chú ý trong quý 3, các khoản chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đã chiếm phần lớn lần lượt là 35,3 tỷ và 10,3 tỷ đồng, khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh âm 10 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong kỳ đơn vị ghi nhận thu nhập khác hơn 16 tỷ đồng, giúp đơn vị có khoản lợi nhuận khác hơn 15,9 tỷ đồng, từ đó giúp doanh nghiệp này "đảo ngược tình thế", ghi nhận lợi nhuận trước thuế hơn 5,8 tỷ đồng. Đồng thời, kết quả này giúp lợi nhuận trước thuế lũy kế của THB chuyển từ âm 1,5 tỷ đồng sau 6 tháng thành dương 4,3 tỷ đồng sau khi kết thúc 9 tháng đầu năm.

Mặc dù THB đã ghi nhận lợi nhuận sau thuế hơn 5,2 tỷ đồng trong quý 3, tuy nhiên lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục thua lỗ với mức âm 10 tỷ đồng. Đây cũng là quý thứ 3 liên tiếp trong năm Bia Thanh Hóa ghi nhận kết quả thua lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh khi quý 1 lỗ 11,2 tỷ đồng, quý 2 lỗ 12 tỷ đồng. Lũy kế tới ngày 30/9, lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh âm 34,2 tỷ đồng. Trước đó, trong năm 2022, công ty này cũng đã ghi nhận khoản lỗ 48,9 tỷ đồng từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Về khoản mục thu nhập khác, theo thông tin nêu trong thuyết minh báo cáo tài chính quý 3, lũy kế 9 tháng THB ghi nhận thu nhập khác 39,9 tỷ đồng. Số tiền này được lý giải là khoản thu nhập từ việc hỗ trợ bán hàng hơn 39,85 tỷ đồng. Tương tự ở cùng kỳ năm 2022, số tiền hộ trợ này ghi nhận 37,3 tỷ đồng.

Cũng theo BCTC quý 3, tại ngày 30/9, THB ghi nhận tổng tài sản đạt hơn 322 tỷ đồng, trong đó tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn với 252 tỷ đồng tương đương 78%. Các khoản mục ghi nhận biến động lớn như: Đầu tư tài chính ngắn hạn 48,3 tỷ tăng hơn 33 tỷ đồng so với đầu năm; các khoản phải thu ngắn hạn 108 tỷ, giảm 16 tỷ so với đầu năm; hàng tồn kho 47 tỷ, giảm 7 tỷ so với đầu năm... Cuối quý 3, tài sản cố định của công ty còn ghi nhận 50 tỷ đồng, sau khi đã khấu hao lũy kế 528 tỷ đồng; tài sản dài hạn khác 15,9 tỷ đồng; tài sản dở dang 3,7 tỷ đồng...

Về khoản mục nguồn vốn, tại ngày 30/9, công ty ghi nhận nợ phải trả 175,3 tỷ đồng. Trong đó, nợ ngắn hạn 162 tỷ đồng; nợ dài hạn 13,3 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu đạt 146,9 tỷ đồng, có 114,2 tỷ đồng là vốn góp của chủ sở hữu; 19 tỷ quỹ đầu tư phát triển; 8 tỷ lợi nhuận chưa phân phối và còn lại 390 triệu là mục nguồn kinh phí và quỹ khác.

Ngày 16/10, THB có văn bản 141/THB-GT gửi UBCKNN và Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội HNX giải trình về chênh lệch lợi nhuận hợp nhất trong quý III hơn 10% so với kỳ trước. Theo văn bản giải trình THB lý giải nguyên nhân sụt giảm là do trong kỳ này kinh tế thế giới và Việt Nam có nhiều khó khăn, lạm phát ở mức cao, phục hồi chậm làm suy giảm nhu cầu tiêu dùng. Đồng thời, ảnh hưởng từ Nghị định 100/2019/NĐ-CP khiến tổng sản lượng tiêu thụ giảm 2 triệu lít và doanh thu giảm 14 tỷ đồng.

Nhật Nam