Lợi nhuận ngân hàng Việt Nam không có đỉnh

Cập nhật: 08:28 | 31/10/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Một lần nữa, các ngân hàng thương mại Việt Nam xóa bỏ quan ngại về giới hạn tăng trưởng lợi nhuận.

loi nhuan ngan hang viet nam khong co dinh

Lợi nhuận quý 3/2019 Vietcombank lập kỷ lục nhưng lương lại giảm dần đều

loi nhuan ngan hang viet nam khong co dinh

Ngân hàng tư nhân đang chiếm lĩnh top đầu về lợi nhuận?

loi nhuan ngan hang viet nam khong co dinh

Top 10 lợi nhuận ngân hàng 6 tháng đầu năm gọi tên nhà băng nào?

Theo bizlive.vn năm 2017, sau thời gian dài kể từ giai đoạn 2010-2011, các ngân hàng thương mại Việt Nam mới tìm lại được tốc độ tăng trưởng cao, thiết lập những kỷ lục lợi nhuận mới.

Nhưng sang năm 2018, trên nhiều diễn đàn của nhà đầu tư cá nhân, hoặc trong một số báo cáo phân tích ngành của tổ chức nghiên cứu đầu tư, quan ngại đặt ra: không gian tăng trưởng của các ngân hàng đã đến giới hạn.

Như cách nói thông thường của nhà đầu tư, lợi nhuận đã đạt đỉnh hoặc ở vùng đỉnh, hay sức rướn đã kéo căng.

Thế nhưng, kết năm 2018, nhiều ngân hàng thương mại tiếp tục nâng cao kỷ lục lợi nhuận. Và kỳ báo cáo 9 tháng đầu năm nay, một lần nữa họ cho thấy không có khái niệm “đỉnh”.

Khả quan mở rộng, nâng kiểm định chất lượng

Ngày 30/10, HDBank công bố kết quả kinh doanh quý III/2019, với lợi nhuận trước thuế đạt 1.238 tỷ đồng, tăng tới 51% so với quý III/2018. Đây cũng là quý đạt kết quả cao nhất của ngân hàng này từ trước đến nay, và lũy kế 9 tháng lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 3.448 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ 2018.

Trường hợp HDBank được chú ý. Vì từ năm 2013, sau khi sáp nhập DaiABank, ngân hàng sau sáp nhập có quy mô mới lớn hơn, nhưng nền tham chiếu cho chỉ tiêu lợi nhuận còn khá thấp. Đây cũng là một trong những yếu tố giải thích cho tốc độ tăng trưởng tính bằng lần của giai đoạn sau đó, những năm 2015-2018.

Sau một quá trình, nền tham chiếu đã dày và mở rộng thêm. Tốc độ gia tăng lợi nhuận tại HDBank cũng như nhiều ngân hàng khác có phần chậm lại trong 2018. Thế nhưng, như trên, mức tăng trưởng lên tới trên 50% tiếp tục thể hiện trên nền cao đó trong quý vừa qua.

Nhìn sang các thành viên khác, nếu như TPBank, OCB, VIB… hai năm trước đều đặn công bố các con số tăng trưởng lợi nhuận đột biến qua từng quý, thì kỳ báo cáo này thị trường đón nhận nhịp nối tiếp có ở nhiều thành viên nữa, như SeABank, MSB, LienVietPosBank…, thậm chí có trường hợp tính bằng lần. Kết quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng Việt Nam theo đó khả quan mở rộng và đồng đều hơn, bên cạnh nhiều thành viên đã khẳng định hiệu quả ổn định từ những năm trước.

Với kết quả đã công bố, lợi nhuận trong hệ thống đang trả lời cho quan ngại trước đó: không có đỉnh, dư địa tăng trưởng chỉ mang tính tương đối và có khả năng co giãn cao.

Tổng giám đốc một ngân hàng thương mại lớn từng trả lời BizLIVE rằng, lợi nhuận đạt đỉnh hay không hiện không nằm ở “dư địa” tăng trưởng nào đó. Nó tùy thuộc vào mỗi thành viên, làm sao thu hẹp được khoảng cách với doanh thu. Khoảng cách này nhiều năm qua chủ yếu bị đệm dày bởi nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro.

Những năm gần đây, kết quả xử lý nợ xấu hệ thống ngân hàng có chuyển biến, khoảng cách giữa lợi nhuận với doanh thu đã và đang được thu hẹp bớt.

Lợi nhuận tăng lên, một mặt các ngân hàng nói chung vừa xóa bỏ quan ngại về “đỉnh” nào đó mà thoái trào; mặt khác, 9 tháng đầu năm nay còn được chú ý hơn ở mức độ chiết xuất những con số đã được kiểm định bởi các tiêu chuẩn cao hơn so với giai đoạn trước.

Cụ thể, 2019 là năm đầu tiên nhiều thành viên thực hiện cơ chế kiểm soát chất lượng tài sản, đảm bảo tiêu chuẩn vốn ở cấp độ cao hơn, theo Basel II. Tăng trưởng tín dụng, các giới hạn an toàn, tiêu chuẩn phân loại nợ chặt chẽ hơn giai đoạn trước. Và đây cũng là năm họ phải đối diện với thử thách lượng nợ xấu dồn bán sang VAMC trước đây tập trung lần lượt đáo hạn…

loi nhuan ngan hang viet nam khong co dinh
Lợi nhuận ngân hàng hiện nay chất lượng hơn trước, khi được chiết xuất từ các quy định về giới hạn, tiêu chuẩn cao và chặt chẽ hơn, cũng như nhiều thành viên đã sớm thực hiện Basel II.

Cao điểm quý IV, hứa hẹn tiếp tục bứt phá

Tất nhiên, kết quả lợi nhuận hiện nay có cả một quá trình chuẩn bị trước đó. Xu hướng dịch chuyển tín dụng bán lẻ, tăng tỷ trọng thu phi tín dụng, cơ cấu lại tài sản theo các phân khúc sinh lời hơn đã thể hiện rõ trong ba năm qua.

Như tại VietinBank, khó khăn tăng vốn níu kéo, phải tái cơ cấu tài sản bằng những lát cắt nổi bật cuối 2018, 9 tháng đầu năm nay lợi nhuận đã tăng trưởng khá mạnh trở lại. Dù tăng trưởng tín dụng hạn chế, nhưng ngân hàng này đã dịch chuyển rõ rệt dư nợ sang bán lẻ và nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa với tỷ trọng đã chiếm khoảng 50%.

Tại BIDV, trường hợp trong số ít lợi nhuận giảm nhẹ so với cùng kỳ, điểm chú ý tập trung ở gia tăng nguồn lực trích lập dự phòng, trong kế hoạch dự kiến tất toán xong nợ tại VAMC vào cuối năm nay. Tại đây, quy mô doanh thu và lợi nhuận trước trích lập dự phòng 9 tháng đầu năm vẫn dẫn đầu hệ thống, hứa hẹn bứt phá sau khi xử lý xong các gánh nặng níu kéo trên.

Tương tự, tại Vietcombank, nếu không thực hiện chính sách trích lập dự phòng rủi ro bao nợ xấu lên tới trên 180%, thì khả năng lần đầu tiên Việt Nam có ngân hàng đạt lợi nhuận tỷ “đô” đã sớm thấy trước. Khả năng này vẫn có thể hiện thực trong năm nay, nếu như thương vụ hợp tác phân phối bảo hiểm chốt xong và hạch toán vào lãi.

Còn ở bình diện chung, mức độ gia tăng lợi nhuận của nhiều ngân hàng hiện chưa dừng lại, mà dự kiến còn mạnh hơn ở cao điểm quý IV.

Đầu tuần này, trả lời BizLIVE trước câu hỏi dường như tốc độ tăng trưởng một số chỉ tiêu nguồn thu có dấu hiệu chậm lại, ông Nguyễn Lê Quốc Anh - Tổng giám đốc Techcombank cho biết: cao điểm quan trọng nhất nằm ở quý IV.

Theo người trong cuộc này, so sánh từng quý với cùng kỳ chỉ tương đối, không phản ánh đầy đủ tốc độ chung cả năm. Thay vào đó nên so sánh năm này với năm trước. Lý do, hoạt động ngân hàng có yếu tố mùa vụ chi phối.

“Thật khó để yêu cầu khách hàng rải đều nhu cầu, giao dịch ra các tháng, các quý trong năm để ngân hàng tôi có một bảng cân đối thể hiện tốc độ tăng trưởng đẹp từng quý. Nhiều nguồn thu của ngân hàng có đặc điểm mùa vụ”, ông Quốc Anh giải thích.

Cụ thể, hàng năm, những tháng đầu thường thấp điểm giao dịch, nhưng khi vào mùa hè và giữa năm lại sôi động và tăng cao. Ví như các doanh nghiệp hiếm khi lại dồn mua hàng tồn kho vào đầu năm, mà họ dồn vào cuối năm để chuẩn bị phục vụ mùa cao điểm tiêu dùng lễ, Tết.

Hay với ngân hàng, hoạt động cho vay tập trung đầu năm, tăng trưởng tín dụng ghi nhận, nhưng phải vài ba tháng sau mới bắt đầu thu lãi khách hàng trả, vì không ai vừa vay vốn lại vừa trả lãi ngay. Theo đó, tín dụng thường tăng cao từ tháng 6-9 thì nguồn thu mới bắt đầu ghi nhận cụ thể hơn vào quý IV.

Với những đặc điểm này, Tổng giám đốc Techcombank cho biết, lợi nhuận ngân hàng thường đạt mức cao nhất, tốt nhất, phản ánh đầy đủ nhất vào quý cuối năm.

Theo đó, kết quả lợi nhuận ngân hàng năm 2019 sẽ còn hứa hẹn những kỷ lục mới, mà không có khái niệm “đỉnh”.

Anh Khang T/h