Lĩnh vực Fintech đang đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam

Cập nhật: 10:53 | 22/12/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Các công ty công nghệ tài chính (Fintech) cung cấp giải pháp thanh toán đang đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam, theo báo cáo 'Fintech tại khu vực ASEAN: Từ khởi nghiệp đến lớn mạnh' vừa được công bố bởi Ngân hàng UOB, tổ chức PwC và Hiệp hội Fintech Singapor.

linh vuc fintech dang dau tu nhieu nhat vao viet nam

Fintech vẫn phần lớn dựa vào đầu tư nước ngoài

linh vuc fintech dang dau tu nhieu nhat vao viet nam

Ví điện tử MoMo - Tên tuổi tiên phong trong lĩnh vực Fintech

linh vuc fintech dang dau tu nhieu nhat vao viet nam

Ví điện tử phát triển mạnh nhất trong lĩnh vực fintech tại Việt Nam?

Báo cáo cho thấy, Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng mạnh trong lĩnh vực đầu tư vào Fintech trong năm 2019, chiếm 36% tổng số vốn đầu tư vào lĩnh vực này trong khu vực ASEAN, so với mức chỉ có 0,4% vào năm 2018. Mức tăng này một phần nhờ có hai thương vụ lớn, là thương vụ đầu tư 300 triệu USD vào VNPay và 100 triệu USD vào Momo Pay.

Quy mô dân số lớn với tỉ lệ lớn người dân chưa sử dụng ngân hàng, cùng số lượng người sử dụng Internet lớn là những nhân tố thúc đẩy việc đầu tư vào Fintech tại Việt Nam.

Báo cáo cũng cho thấy việc tập trung vào các giải pháp thanh toán là xu hướng phổ biến ở các nước đang trong giai đoạn đầu của Fintech. Sự tăng trưởng nhanh trong lĩnh vực này của Việt Nam một phần nhờ nỗ lực của chính phủ nước này trong việc chuyển hướng sang thanh toán di động cũng như ủng hộ phát triển Fintech thông qua những hoạt động như Ngày hội Fintech Việt Nam (FCV)1.

linh vuc fintech dang dau tu nhieu nhat vao viet nam
Ảnh minh họa

Ông Harry Loh, Tổng Giám đốc Ngân hàng UOB Việt Nam cho biết: “Là một ngân hàng cam kết hỗ trợ phát triển Fintech trong khu vực, chúng tôi rất vui mừng khi nhiều công ty Fintech tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán, đã thu hút đầu tư ngày càng lớn hơn.

Với dân số trẻ và thành thạo công nghệ số, Việt Nam trở thành một thị trường hấp dẫn cho các giải pháp tài chính, cũng như kéo theo sự quan tâm của các nhà đầu tư trong lĩnh vực này”.

2 trên 5 công ty Fintech có kế hoạch đầu tư vào ASEAN

Trong khảo sát khi thực hiện báo cáo này, 40% các công ty có trụ sở ngoài khu vực ASEAN-62 có kế hoạch đầu tư vào đây. Trong số đó, 13% có kế hoạch đầu tư vào thị trường Việt Nam. Điều này cho thấy sự tăng trưởng số lượng các công ty Fintech trong khu vực ASEAN-6, từ con số 749 công ty lên 2.5903 công ty.

Bà Janet Young, Giám đốc Kênh phân phối và Số hóa tập đoàn UOB cho biết: “Việc mở rộng hoạt động kinh doanh ở một trong những khu vực đa dạng nhất của thế giới là không phải là điều đơn giản.

Do đó, để tăng cơ hội thành công, đối với các công ty Fintech, việc tìm đối tác phù hợp để bổ sung kinh nghiệm, hiểu biết và kết nối cần thiết để điều hướng sự khác biệt khung pháp lý và bối cảnh hoạt động trong toàn khu vực ASEAN là rất quan trọng".

Thách thức với công ty Fintech

Khối các doanh nghiệp là phân khúc khách hàng mục tiêu chính của các công ty Fintech (79%). Trong số các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính chiếm một nửa (50%) phân khúc mục tiêu, theo sau là doanh nghiệp lớn (17%) và khối doanh nghiệp nhỏ và vừa (12%). Người tiêu dùng và doanh nghiệp khởi nghiệp tạo nên phần còn lại của phân khúc mục tiêu (21%).

Vì hầu hết các tổ chức tài chính và doanh nghiệp có xu hướng yêu cầu phê duyệt nhiều cấp giữa các bên liên quan khác nhau, các công ty Fintech cần phải chuẩn bị cho một thời gian dài hơn trước khi đạt được thỏa thuận. Do đó, các công ty Fintech cung cấp các giải pháp từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp nên đảm bảo rằng họ có một giai đoạn thu hút cấp vốn dài hơn để đáp ứng chi phí hoạt động của họ.

Báo cáo cũng cho thấy các công ty Fintech trong ASEAN nói chung rất lạc quan về nhu cầu cấp vốn hiện tại và tương lai của họ, với gần một nửa trong số đó được khảo sát tự tin quyên góp được hơn 10 triệu USD trong vòng cấp vốn tiếp theo của họ.

Nhân sự tài năng vẫn là một thách thức, với 58% các công ty Fintech được khảo sát chỉ ra rằng đây là một trở ngại cho kế hoạch mở rộng khu vực của họ.

Áp lực của doanh nghiệp fintech trong nước sẽ ngày càng lớn?

Theo ông Nguyễn Hoàng Ly, Chủ tịch HĐQT Công ty Finteck, sự phát triển của các giải pháp công nghệ tài chính (được gọi là Fintech) trong nền kinh tế giúp các đối tượng cạnh tranh trên thị trường có cơ hội đồng đều nhau.

Tuy nhiên, để có được doanh số thì doanh nghiệp cũng cần phải có nền tảng cơ bản là sản phẩm phải có tính cạnh tranh trên thị trường.

Áp lực của doanh nghiệp Fintech trong nước sẽ ngày càng lớn vì các doanh nghiệp nước ngoài có tốc độ thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường rất nhanh. Đồng thời, một số doanh nghiệp Fintech có sự phát triển tương đối thì sẽ bị các tập đoàn lớn của nước ngoài mua lại.

Do đó, ông Ly cho rằng, doanh nghiệp Việt nếu chậm chân có thể "rớt" lại trong cuộc đua áp dụng công nghệ vào kinh doanh. Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần thay đổi quan điểm, cần xem Fintech là đối tác cùng phát triển lâu dài, thay vì câu chuyện như trước kia là cứ bỏ tiền ra mua là xong.

Trong khi đó, ông Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Trưởng khoa Tài chính, Đại học Kinh tế TP HCM cho rằng nguồn nhân lực cũng ngày càng trở nên quan trọng, tác động đến các doanh nghiệp Fintech.

Theo ông Bảo, một điểm đặc trưng dễ nhận thấy là dân tài chính thì không rành về công nghệ và ngược lại. Chất lượng nhân sự sẽ tạo ra các khoảng cách đáng kể trong doanh nghiệp.

Ngoài ra, tại hội thảo, ông Phạm Minh Tùng, Trưởng nhóm nghiên cứu, Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam đánh giá, công nghệ tác động tới tất cả các ngành hàng, trong đó có ngành tài chính ngân hàng, thông qua việc thay đổi thói quen người tiêu dùng.

Trong đó, những công nghệ như AI, IoT, Robotics đang định hình lại thị trường và tạo ra một thế hệ người tiêu dùng mới với hành vi khác hoàn toàn so với 5 – 7 năm trước đây.

Người tiêu dùng hiện nay cần sự tiện lợi, cá nhân hóa và đặc biệt là không trung thành với bất kỳ thương hiệu nào. Do đó, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị để đáp ứng những nhu cầu này.

Theo ông Tùng, riêng với doanh nghiệp dịch vụ tài chính, việc có những sản phẩm được xây dựng dựa trên việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, đặc biệt là tiêu dùng online sẽ là một lợi thế.

Hiện có khoảng 33% người tiêu dùng cho biết họ dùng phương thức chuyển khoản khi mua sắm hàng hóa qua mạng và 36% người dùng thanh toán giao dịch bằng thẻ tín dụng hay ghi nợ. Ông Tùng cho rằng, đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức của các công ty dịch vụ tài chính.

Thu Hoài