LienVietPostBank được áp dụng theo chuẩn Basel II trước hạn

Cập nhật: 08:00 | 04/12/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - LienVietPostBank là ngân hàng thứ 16 được NHNN được phê duyệt áp dụng chuẩn Basel II trước hạn.

lienvietpostbank duoc ap dung theo chuan basel ii truoc han

Bảo Việt và LienVietPostBank được vinh danh những giải thưởng lớn

lienvietpostbank duoc ap dung theo chuan basel ii truoc han

Tổng hợp giờ làm việc ngân hàng LienVietPostBank, OCB năm 2019 mới nhất

lienvietpostbank duoc ap dung theo chuan basel ii truoc han

Lãi suất ngân hàng LienVietPostBank tháng 11/2019 mới nhất

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có quyết định chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) được áp dụng Thông tư 41 về tỉ lệ an toàn vốn (Basel II) trước thời hạn kể từ ngày 1/12/2019.

Như vậy tính tới thời điểm hiện tại, LienVietPostBank là ngân hàng thứ 16 được NHNN được phê duyệt áp dụng chuẩn Basel II trước hạn.

Basel II là tiêu chuẩn gồm ba trụ cột chính: yêu cầu về vốn tối thiểu, đánh giá của cơ quan giám sát (tăng cường giám sát) và nguyên tắc thị trường.

Nhằm bắt kịp thông lệ quốc tế về quản trị rủi ro, các ngân hàng Việt cũng đang trong tiến trình "quá độ" lên Basel II.

lienvietpostbank duoc ap dung theo chuan basel ii truoc han
Ảnh minh họa

Theo lộ trình xác định của các cơ quan quản lí, trong năm 2019 có khoảng 10 NHTM áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn (trụ cột 1 và 3) và từ năm 2023 tất cả các NHTM áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao cơ bản.

Theo Nghị quyết số 24 năm 2016 của Quốc Hội và Nghị quyết số 27 năm 2017 của Chính phủ: "Đến năm 2020, cơ bản các NHTM có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II, trong đó có ít nhất 12 - 15 NHTM áp dụng thành công Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn trở lên".

NHNN đã lựa chọn 10 NHTM trong nước để thực hiện thí điểm Basel II. Đến nay, đã có 17 NHTM đăng kí áp dụng Thông tư 41 (Basel II) trước thời hạn gồm 15 NHTM trong nước và 2 ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.

Những ngân hàng đã được phê duyệt trước đó bao gồm: Vietcombank, ACB, MBBank, Techcombank, VPBank, HDBank, TPBank, SeABank, MSB, VietCapitalBank, OCB, VIB, VietBank và hai ngân hàng nước ngoài gồm Shinhan Bank và Standard Chartered Việt Nam.

Basel II là bộ tiêu chuẩn Quốc tế không chỉ bao gồm việc lượng hóa rủi ro thông qua các chỉ số và mô hình mà còn bao gồm yêu cầu hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản trị, chính sách, nâng cao văn hóa rủi ro và tăng cường tính minh bạch của thị trường.

Nhận định đây là bộ tiêu chuẩn có tầm ảnh hưởng lớn, thay đổi cốt lõi cách thức Ngân hàng xây dựng định hướng kinh doanh và quản lý rủi ro, phù hợp với xu hướng thị trường và bắt kịp với thông lệ quốc tế…. HĐQT, Ban Điều hành LienVietPostBank đã sớm có những chỉ đạo đồng bộ và quyết liệt về công tác triển khai áp dụng Thông tư 41 theo chuẩn Basel II tại ngân hàng.

Để chuẩn hóa hệ thống tính toán và quản lí tỉ lệ an toàn vốn theo yêu cầu tại Thông tư 41, LienVietPostBank đã kí kết các hợp đồng tư vấn với các đối tác uy tín trong nước và Quốc tế.

Bên cạnh đó, LienVietPostBank đã quyết liệt xây dựng và triển khai những kế hoạch về vốn, cải thiện cơ cấu tổng tài sản, nâng cao các qui trình qui định kiểm soát nội bộ nhằm đáp ứng các quy định chặt chẽ về vốn, quản trị rủi ro và các yêu cầu về đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ hiện đại.

Lãnh đạo LienVietPostBank cho biết, việc được phê duyệt trước thời hạn về áp dụng Thông tư 41 theo chuẩn Basel II là cột mốc rất quan trọng cho thấy ngân hàng đã đáp ứng được những nguyên tắc quản trị rủi ro cao hơn, tạo nền tảng cho sự phát triển ổn định, bền vững, nâng cao vị thế cạnh tranh của LienVietPostBank trên thị trường.

Năm 1974, Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision – BCBS) được thành lập bởi một nhóm các ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel – Thụy Sỹ. Mục đích nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ đồng loạt của các ngân hàng vào thập niên 80.

Basel là một Hiệp ước đưa ra các nguyên tắc chung và các luật ngân hàng của ủy ban Basel về giám sát ngân hàng, không có tính ràng buộc và hài hoà với các qui định của các nước. Từ đó giúp định hình nên các cơ sở cho các qui định về vốn và các qui định khác đối với ngân hàng.

Ý tưởng ban đầu về Basel I được bắt đầu từ những năm 1975 nhưng được chính thức ra mắt vào năm 1988, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1980 tại Mỹ khiến hàng loạt ngân hàng phá sản.

Basel I đã được triển khai và áp dụng trên khắp toàn cầu. Hiệp ước này được điều chỉnh, bổ sung theo thời gian để bù đắp những thiếu sót của những hiệp ước trước và ngày càng chặt chẽ hơn với những yêu cầu ngày càng cao.

Các ngân hàng trên thế giới đã bắt đầu áp dụng Basel từ rất sớm và hiện nay Basel III đã được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới từ năm 2015 tại các nền kinh tế tài chính phát triển. Trong khi đó, Basel IV đang trong quá trình xây dựng và dự kiến là bản hợp nhất của Basel III sửa đổi và chuẩn mực kế toán IFRS 9.

Thu Hoài