Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 13 tháng đã vượt 8%/năm

Cập nhật: 14:43 | 20/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Nhiều ngân hàng công bố lãi suất tiếm kiệm quanh mức 7,8 - 8,5% ở mức kỳ hạn 13 tháng.  

lai suat tien gui ky han 13 thang da vuot 8nam

Tháng 6/2019, gửi tiết kiệm 2 năm ở ngân hàng nào lãi cao nhất?

lai suat tien gui ky han 13 thang da vuot 8nam

Chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi , tỷ giá, giá vàng hiện nay

lai suat tien gui ky han 13 thang da vuot 8nam

Lãi suất gửi tiết kiệm 9 tháng tại ngân hàng nào cao nhất?

Gửi tiền 13 tháng, lãi suất đến 8,5%/năm

Theo khảo sát tại 27 ngân hàng hiện nay cho thấy, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 13 tháng tại một số đơn vị khá cao. Đơn cử, tại SHB, trong khi lãi suất các kỳ hạn khác không quá 7,5% thì kỳ hạn 13 tháng đã là 8,5%/năm. Điều kiện để được hưởng lãi 8,5%/năm là khách từ 500 tỷ đồng trở lên.

Trong số 27 ngân hàng, lãi suất 13 tháng của SHB đang cao nhất. Theo sau là VIB với 8,4% và ABBank, Nam Á Bank 8,3%, cũng cho các khoản từ 500 tỷ.

Các ngân hàng khác công bố lãi suất ở 8% cho kỳ hạn 12 - 13 tháng có Sacombank, Eximbank, LienVietPostBank, BaoVietBank. Còn lại, mức phổ biến cho kỳ hạn này là 7,5 - 7,8%/năm.

Mức lãi suất trên gần như giữ nguyên so với tháng 5 tại hầu băng, ngoại trừ Ngân hàng Bắc Á. Đơn vị này hạ lãi suất với kỳ hạn trên 12 tháng từ 8% xuống 7,8%.

Tại không ít ngân hàng, lãi suất huy động kỳ hạn 13 tháng được dùng làm cơ sở để tính lãi suất cho vay. Do đó, trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng khó khăn, việc áp lãi suất cao ở kỳ hạn này có thể giúp các nhà băng đẩy lãi cho vay cao hơn để có một biên độ lãi suất tốt hơn.

Trên thực tế, số lượng khách hàng cá nhân có cả trăm tỷ đi gửi ngân hàng không nhiều. Do đó, ngay cả tăng lãi suất cao cho tiền gửi, ngân hàng cũng không bị tăng chi phí vốn do đa số các nhà băng đều áp dụng mức lãi cao này cho khoản gửi cả trăm tỷ, vài trăm tỷ đồng.

lai suat tien gui ky han 13 thang da vuot 8nam
Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 13 tháng đã vượt 8%/năm. Ảnh minh họa

Lãi suất giảm ở kỳ hạn ngắn, trên 24 tháng ổn định

Với các kỳ hạn ngắn 6 và 9 tháng, Bắc Á hạ lãi suất 0,2 - 0,3 điểm % xuống 7,3% và 7,5%. Tháng trước, nhà băng này có mặt bằng lãi suất ngắn hạn cao nhất trong hệ thống. Dù đã điều chỉnh giảm Bắc Á vẫn đứng đầu trong phân khúc này khi mặt bằng chung của 2 kỳ hạn trên thị trường dao động 5,5 - 7,4%.

Với kỳ hạn 1 và 3 tháng, mức lãi suất phổ biến dao động 4,5 - 5,5%/năm. Gần đây, một số ngân hàng như VPBank, VIB, Techcombank giảm lãi suất đầu vào ở các kỳ hạn ngắn 1-6 tháng với mức giảm 0,1 đến 0,4 điểm %.

Các ngân hàng quốc doanh vẫn đứng cuối trong thang lãi suất. Vietcombank, Vietinbank, BIDV công bố mức 0,1%/năm cho tiền gửi không kỳ hạn, trong khi Agribank ở mức 0,2%.

Xét tổng thể, 8,6%/năm là lãi suất cao nhất trên thị trường hiện nay, thuộc về Ngân hàng Bản Việt. Mức này áp dụng với các khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 24 - 60 tháng, không yêu cầu sàn giá trị tiền gửi. Bên cạnh đó, ngân hàng có chương trình gửi tiết kiệm online với lãi suất 8,7%/năm cùng kỳ hạn trên. Theo sau là Nam Á Bank công bố lãi suất 8,45%/năm với kỳ hạn 24 tháng cho tiền gửi trên 500 tỷ đồng.

So với giữa tháng trước, mức lãi suất cao nhất tại các ngân hàng ở kỳ hạn dài 24 - 36 tháng không có nhiều thay đổi, phần lớn duy trì 7,5 - 8%, đồng đều hơn tại các kỳ hạn dài 24 - 36 tháng.

Lãi suất huy động của 9 ngân hàng áp dụng Basel II hiện nay ra sao?

Cho đến nay, cả hệ thống hơn 30 ngân hàng Việt thì mới chỉ có 9 ngân hàng được NHNN trao quyết định áp dụng Thông tư 41 quy định tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực quốc tế Basel II. Đó là: Vietcombank, VIB, OCB, ACB, MBBank, VPBank, Techcombank, MSB, TPBank.

Việc tuân thủ Basel II có ý nghĩa rất quan trọng với các nhà băng, như một chứng nhận cho sự hoạt động an toàn, hiệu quả, minh bạch theo những nguyên tắc quản trị rủi ro cao hơn, theo chuẩn quốc tế, giúp ngân hàng nâng cao vị thế, uy tín và gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường, bao gồm cả việc thu hút khách hàng gửi tiền.

Phần lớn trong nhóm ngân hàng đã áp dụng Basel II đang niêm yết lãi suất tiết kiệm khá thấp so với hệ thống, cho thấy áp lực huy động vốn không quá lớn.

lai suat tien gui ky han 13 thang da vuot 8nam

Lãi suất huy động của 9 ngân hàng áp dụng Basel II hiện nay ra sao?. Ảnh minh họa

2 ngân hàng TPBank, VIB có lãi suất huy động có phần nhỉnh hơn. Mức lãi suất cao nhất tại TPBank là 8,6%, VIB là 8,19%. Tuy nhiên, đây là mức lãi suất không phổ biến, như TPBank chỉ áp dụng cho khoản tiền gửi trên 100 tỷ kỳ hạn 2 năm và phải cam kết không rút trước hạn. Lãi suất 8,19% của VIB chỉ áp dụng riêng cho kỳ hạn 12 tháng, 13 tháng với số tiền gửi từ 500 tỷ trở lên.

Trong khi đó lãi suất cao nhất của 7 ngân hàng còn lại thấp hơn nhiều. Như Vietcombank cao nhất là 6,8%/năm, MBBank 7,5%/năm, Techcombank 7,1%/năm,…

Biểu lãi suất do Vietcombank và MBBank công bố khá chung chung, chỉ có một mức duy nhất cho một kỳ hạn. Trong khi đó, các ngân hàng còn lại có biểu lãi suất rất chi tiết, chia theo từng loại hình tiết kiệm, với các chương trình đa dạng; theo đó, cùng 1 kỳ hạn nhưng có rất nhiều mức lãi suất.

Ở kỳ hạn 1 tháng, lãi suất cao nhất thuộc về ACB với 5,5% áp dụng cho khoản tiền gửi trên 10 tỷ, thấp nhất là Vietcombank chỉ 4,5%. Các ngân hàng còn lại chủ yếu niêm yết từ 5 - 5,4%/năm.

Sang đến kỳ hạn 6 tháng, mức lãi suất cao nhất phổ biến từ 7 - 7,3%/năm, riêng Vietcombank thấp cách biệt, chỉ ở mức 5,5%. Cao nhất là VPBank với 7,3%/năm.

Kỳ hạn 1 năm, lãi suất cao nhất tại 9 ngân hàng là 8,19% ở VIB, thấp nhất là Techcombank, Vietcombank từ 6,6 - 7%/năm.

Kỳ hạn 2 năm, 3 năm, VPBank có lãi suất vượt trội hơn hẳn các ngân hàng còn lại; gửi tiết kiệm tại nhà băng ở kỳ hạn này được hưởng lãi suất từ 7,4 - 8,3%/năm. Trong khi đó, ở ACB, MSB hay OCB cao nhất chỉ lên đến 7,7%/năm, thấp nhất là 6,9%/năm.

Thu Hoài