Lãi suất giảm, Ngân hàng Nhà nước hút về hàng nghìn tỷ đồng

Cập nhật: 09:57 | 22/02/2021 Theo dõi KTCK trên

Trong ba ngày 17/2, 18/2 và 19/2 có tổng cộng khoảng 8.500 tỷ đồng chảy ngược về Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trong khi lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã bắt đầu hạ nhiệt.

4820-nhnn22
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Sau mùa cao điểm cận Tết Âm lịch, lãi suất liên ngân hàng liên tục có bước giảm lớn, Ngân hàng Nhà nước cũng bắt đầu hút bớt tiền về.

Cụ thể, theo thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, chỉ sau hai phiên giao dịch đầu tiên sau Tết Nguyên đán, lãi suất liên ngân hàng bình quân VND ở kỳ hạn qua về mức 1,34%/năm; 1 tuần 1,38%/năm; 2 tuần 1,55%/năm và 1 tháng 1,32%/năm khi kết thúc phiên 18/2.

So với thời điểm trước Tết Nguyên đán (8/2), lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh (0,51-1,52%) ở tất cả các kỳ hạn dưới 6 tháng.

Tương tự, lãi suất chào bình quân USD liên ngân hàng chỉ giảm nhẹ 0,01 – 0,02% ở tất cả các kỳ hạn. Giao dịch tại qua đêm 0,14%; 1 tuần 0,19%; 2 tuần 0,26%; 1 tháng 0,37%.

4733-lsliennh
Lãi suất liên ngân hàng hạ nhiệt sau Tết Nguyên đán

Khi thanh khoản hệ thống có dấu hiệu dư thừa, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu hút ròng tiền trên thị trường mở. Theo đó, liên tục trong 3 ngày giao dịch đầu tiên sau Tết Nguyên đán Tân Sửu (17 – 19/2), Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành chào thầu trên kênh cầm cố giấy tờ có giá (OMO) với kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 2,5%. Tuy nhiên không có bất kỳ tổ chức tín dụng nào tham gia đấu thầu – vay từ nhà điều hành.

Trong khi đó, một lượng tiền lớn đã lần lượt chảy ngược về Ngân hàng Nhà nước khi các khoản vay cầm cố trên thị trường mở đáo hạn sau thời gian 14 ngày.

Cụ thể, ngày 17/2 có 4.850,4 tỷ đồng, ngày 18/2 có 3.000,9 tỷ đồng và 19/2 có hơn 677 tỷ đồng. Số dư lưu hành ở kênh này giảm xuống 26.629 tỷ đồng và dự kiến sẽ đáo hạn hết vào ngày 23/2.

Trước đó, thanh khoản hệ thống ngân hàng có dấu hiệu căng thẳng trong dịp cận Tết Nguyên đán khi lãi suất liên ngân hàng tăng vọt ở tất cả các kỳ hạn. Trước diễn biến trên, Ngân hàng Nhà nước đã phải bơm ròng 50.726 tỷ đồng từ ngày 2 – 9/2 tỷ đồng.

Theo giới phân tích, động thái bơm ròng của Ngân hàng Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu tiền mặt tăng mạnh trong dịp Tết Nguyên đán khiến huy động vốn sụt giảm, nhu cầu thanh khoản của các ngân hàng thương mại gia tăng.

Thanh khoản hệ thống được dự báo sẽ sớm ổn định trở lại khi dòng tiền thường nhanh chóng quay lại hệ thống ngân hàng sau Tết Nguyên đán, như các năm trước.

Thêm cơ hội tiếp cận tín dụng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) định hướng tín dụng tăng 12% trong năm nay. Tuy nhiên nhiều dự báo cho thấy, tín dụng có thể ...

Xử lý nợ xấu, Sacombank rao bán loạt bất động sản nghìn tỷ đồng

Trong thời gian tới, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) sẽ đưa ra đấu giá loạt dự án bất động sản tại TP ...

Lợi nhuận trước thuế riêng lẻ của SCB đạt hơn 658 tỷ đồng trong năm 2020

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa công bố kết quả kinh doanh 2020, với tỷ lệ tăng trưởng tốt, lợi nhuận tích cực. Theo ...

Anh Khôi