Giáo dục:

Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Những lỗi dễ mất điểm mà thí sinh hay mắc phải khi làm đề thi môn Toán

Cập nhật: 10:00 | 17/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Dưới đây là một số lỗi thí sinh hay mắc phải và dễ mất điểm oan trong môn thi Toán của kỳ thi THPT quốc gia. 

nhung loi de mat diem ma thi sinh hay mac phai khi lam de thi mon toan

Những lỗi thí sinh hay mắc phải khi làm bài thi môn Vật lý

nhung loi de mat diem ma thi sinh hay mac phai khi lam de thi mon toan

Những lỗi thí sinh dễ mất điểm khi làm bài thi môn Hóa học

nhung loi de mat diem ma thi sinh hay mac phai khi lam de thi mon toan

Quy trình chấm thi trắc nghiệm thay đổi hoàn toàn, mã hóa bài thi để hạn chế gian lận

nhung loi de mat diem ma thi sinh hay mac phai khi lam de thi mon toan
Ảnh minh họa

Những lỗi mà thí sinh hay mắc phải

1. Không đọc kỹ đề bài

Đây là lỗi thường gặp ở thí sinh bởi trong tâm lý khi làm bài thường vội vàng nên đọc lướt nhanh khiến sai đề, hiểu nhầm đề. Chẳng hạn đề yêu cầu tìm mệnh đề sai nhưng thí sinh lại đi tìm mệnh đề đúng. Đề cho đồ thị của f’(x) lại nhầm thành đồ thị của f(x). Vì thế, khi làm bài, bạn nên giữ tinh thần ổn, bình tĩnh, đọc kỹ các câu hỏi trong bài.

2. Bấm máy tính sai

Máy tính là vật dụng không thể thiếu khi làm bài thi môn Toán nhưng nếu bạn không để ý và bấm nhầm chỉ một con số hay một dấu quan trọng cũng đủ dẫn đến kết quả sai. Chẳng hạn như bị thiếu dấu ngoặc hay để nhầm đơn vị góc là độ trong khi cần đơn vị là radian.

Do đó, bạn phải luôn luôn quan sát kỹ phần nhập vào trên máy tính, kiểm tra đúng rồi mới bấm ra kết quả.

3. Phân bổ thời gian không hợp lý

Thời gian: 90 phút

Câu hỏi: 50 câu

Với số lượng câu hỏi và thời gian như trên, tính trung bình, bạn sẽ có 1,8 phút để làm 1 câu. Tuy nhiên, không phải câu nào cũng có độ khó dễ như nhau nên bạn không thể dành đều thời gian cho tất cả các câu.

+) 1-1,5 phút cho 30 câu đầu: Thường 30 câu đầu sẽ là lý thuyết và vận dụng thấp nên bạn có thể giải quyết những câu này dễ dàng và nhanh.

=> Tính đến đây là bạn đã mất khoảng 33-42 phút

+) Thời gian còn lại sẽ dùng để giải quyết các câu vận dụng vừa và vận dụng cao.

Với những học sinh trung bình thì có thể nên tập trung thêm thời gian để giải quyết các câu lý thuyết và vận dụng mức độ thấp sao cho thật chính xác.

4. Nhầm lẫn các khái niệm, các tính chất

Nghe có vẻ hơi vô lý nhưng vẫn rất nhiều học sinh nhầm lẫn các khái niệm, tính chất, đặc biệt là các bạn không chuyên môn Toán. Chẳng hạn, thí sinh cho rằng hình chóp đều thì có tất cả các cạnh bằng nhau.

Vì thế, thí sinh nên học kỹ các khái niệm cơ bản, phân biệt rõ các tính chất hay nhầm.

5. Biến đổi sai, tính toán sai

Thí sinh thường mắc lỗi như chuyển vế không đổi dấu, bình phương không tương đương, không quan tâm đến cơ số khi giải bất phương trình mũ,... Để khắc phục, thí sinh nên có thói quen biến đổi 2 lần, kiểm tra lại tính toán ngay lúc đấy hoặc thử lại bằng máy tính.

6. Quên không đặt điều kiện

Lỗi này thường dẫn đến việc thừa nghiệm của phương trình, bất phương trình. Bạn nên có thói quen đặt điều kiện và giải đúng điều kiện trước khi biến đổi biểu thức đại số.

7. Bỏ trống câu không biết

Nguyên tắc khi làm bài trắc nghiệm là "thà tô nhầm còn hơn bỏ sót". Vì thế, dù bạn không có tí kiến thức nào về câu đó nhưng bắt buộc nên tô câu trả lời trọn vẹn cả 50 câu.

8. Tô mờ, tô 2 đáp án 1 câu

Những lỗi liên quan đến việc tô trắc nghiệm, thí sinh cần hết sức chú ý như tô mờ, tô 2 đáp án 1 câu do nhầm lẫn, tô không kín ô hoặc chỉ đánh dấu chéo... Tất cả đều sẽ không được tính điểm.

Một số kiến thức hay nhầm trong trải nghiệm môn Toán

nhung loi de mat diem ma thi sinh hay mac phai khi lam de thi mon toan
nhung loi de mat diem ma thi sinh hay mac phai khi lam de thi mon toan

Thu Uyên