Kinh doanh quý III thuận lợi, cơ hội nào cho cổ phiếu nhóm thép quý IV?

Cập nhật: 11:22 | 20/10/2020 Theo dõi KTCK trên

Với định giá ở mức hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu (P/E) và lợi nhuận trước thuế, trả lãi và khấu hao (EBITDA) lần lượt là 8.1x và 5.4x, thấp hơn trung bình của ngành thép toàn cầu, ngành thép đang giao dịch ở mức thấp hơn trung bình toàn cầu. Đây là cơ hội tốt để đầu tư, khi kết quả kinh doanh cả ngành kỳ vọng hồi phục, đặc biệt với ngành thép - tôn mạ.

1720-thep
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Sản lượng tăng

Tại báo cáo ngành thép mới nhất từ Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), các mảng tôn mạ và ống thép đã ghi nhận tăng trưởng về sản lượng bán hàng trong 9 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước, trong khi đó, các mảng thép còn lại tăng trưởng âm.

Chi tiết, tiêu thụ thép xây dựng giảm 2,5% do mức tăng trưởng chậm hơn của ngành xây dựng. Các hoạt động xây dựng chững lại trong giai đoạn dịch bùng phát đã khiến tăng trưởng của ngành xây dựng đã giảm từ 8,3% trong 9 tháng đầu năm 2019 về 5%. Ngược lại, sản lượng bán hàng của mảng tôn mạ đã tăng 4,6% nhờ sản lượng xuất khẩu tăng mạnh 11,2%. Tiêu thụ ống thép cũng tăng trưởng nhẹ 2,4% nhờ nhu cầu từ thị trường nội địa.

Tiêu thụ thép trong quý III/2020 đã phục hồi mạnh trong cả 3 mảng thép chính bao gồm thép xây dựng, tôn mạ và ống thép. Tiến độ các dự án cơ sở hạ tầng lớn đã được đẩy mạnh đã ảnh hưởng tích cực lên nhu cầu thép xây dựng.

Về tình hình xuất khẩu, theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 9 tháng năm 2020, cả nước xuất khẩu gần 7 triệu tấn sắt thép, thu về trên 3,65 tỷ USD, giá trung bình 522,2 USD/tấn, tăng 44,4% về lượng, tăng 16% kim ngạch nhưng giảm 19,7% về giá so với 9 tháng đầu năm 2019.

Riêng tháng 9/2020 xuất khẩu 1,04 triệu tấn sắt thép, đạt 544,21 triệu USD, giá trung bình 523,4 USD/tấn, giảm 10,6% về lượng, giảm 5,8% về kim ngạch nhưng tăng 5,4% về giá so với tháng liền kề trước đó.

Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại sắt thép của Việt Nam, chiếm 36,2% trong tổng lượng và chiếm 28,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sắt thép của cả nước, đạt 2,53 triệu tấn, tương đương 1,04 tỷ USD, tăng mạnh 1.732% về lượng nhưng giảm 17% về giá so với cùng kỳ năm trước.

Ngành thép phục hồi mạnh trong quý 3 với giá trị xuất khẩu tăng hơn 65%, doanh nghiệp đồng loạt báo lãi lớn - Ảnh 1.

Tiêu thụ thép trong 9 tháng đầu năm 2020

Với mảng ống thép, sản lượng bán hàng đã tăng đáng kể 11% so với quý liền trước và 24% so với trong quý III/2019. Nhu cầu tốt từ các hoạt động xây dựng dân dụng và công nghiệp đã hỗ trợ tiêu thụ ống thép.

Doanh nghiệp "khấm khá" hơn

Về hoạt động các doanh nghiệp quý III, ngành thép tiếp tục có sự phân hoá lớn trong đó Tập đoàn Hoa Sen (HSG) vừa công bố ước sản lượng tiêu thụ quý IV niên độ tài chính 2019 - 2020 (1/7/2020 - 30/9/2020 với sản lượng tiêu thụ ước đạt 525.277 tấn, tăng 46% so với cùng kỳ. Đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu, quý cuối niêm độ HSG xuất 275.668 tấn, tăng 154% so với cùng kỳ trong đó tháng 7 đạt mốc 82.000 tấn, tháng 8 đạt mốc hơn 92.000 tấn, tháng 9 đạt mốc hơn 101.000 tấn.

Theo đó, trong quý, công ty đạt doanh thu 8.349 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 400 tỷ đồng. Luỹ kế cả niên độ 2019 - 2020, HSG báo lãi 1.100 tỷ đồng - tăng 204% so với năm ngoái và vượt 175% chỉ tiêu đề ra ban đầu.

Ngành thép phục hồi mạnh trong quý 3 với giá trị xuất khẩu tăng hơn 65%, doanh nghiệp đồng loạt báo lãi lớn - Ảnh 3.

Tương tự, quý III/2020, Tập đoàn Hoà Phát (HPG) cũng tăng 63% doanh thu lên 24.900 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế tăng gấp đôi lên 3.785 tỷ đồng – lập đỉnh lợi nhuận.

Lũy kế 9 tháng, HPG ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan với doanh thu đạt 65.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế lên tới 8.845 tỷ đồng, lần lượt tăng 40% và 56% so với cùng kỳ 2019; lợi nhuận sau thuế 9 tháng đạt 98% kế hoạch năm.

Trong tháng 9/2020, HPG vượt lên dẫn đầu về sản lượng sản xuất thép thô với 575.000 tấn, cao nhất từ trước đến nay, tăng 19% so với tháng 8/2020 và gần gấp đôi so với cùng kỳ 2019. Thép Hòa Phát đã xuất hơn 370.000 tấn, tăng 95% so với cùng kỳ. Tổng khối lượng phôi thép đã xuất kho cho khách hàng trong và ngoài nước sau 9 tháng đạt 1,25 triệu tấn.

Ngành thép tiếp tục lao đao | Vietstock

Với trường hợp của CTCP Đầu tư Thương mại SMC (SMC), việc chi phí giá vốn giảm sâu đã mang về lãi 100 tỷ trong quý III/2020 - cao gấp gần 3 lần cùng kỳ.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, công ty đạt doanh thu thuần hơn 11.257 tỷ đồng - giảm gần 13%; các chi phí giảm khiến lợi nhuận sau thuế đạt hơn 156 tỷ đồng - tăng 41%, tương đương EPS đạt 2.506 đồng.

Phía Công ty cho biết, từ giữa quý II/2020 đến nay, nhìn chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều thuận lợi và hiện nay vẫn tiếp tục phát triển.

Năm 2020, SMC đặt mục tiêu doanh thu đạt 15.200 tỷ đồng và 120 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Theo đó, hiện SMC đã thực hiện được 74% mục tiêu về doanh thu và vượt 30% mục tiêu về lợi nhuận.

Vi phạm về báo cáo thông tin giao dịch, Chủ tịch Khang Minh Group bị phạt 60 triệu đồng

Trung tuần tháng 10/2020, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với ...

Lực bán mạnh đầu phiên, thị trường chuyển đỏ

Thị trường mở cửa phiên giao dịch ngày 20/10 với việc áp lực bán dâng cao ở nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn khiến cả ...

Tin tức doanh nghiệp niêm yết mới nhất ngày 20/10/2020

Dabaco Việt Nam báo doanh thu quý III/2020 tăng 41% lên 2.550 tỷ đồng; GEX dự phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn ...

Văn Thắng