KIDO báo lãi ròng tăng 33% sau kiểm toán

Cập nhật: 12:21 | 03/04/2024 Theo dõi KTCK trên

Tập đoàn KIDO cho biết, phần lãi này có được nhờ việc điều chỉnh lại chi phí trích lập trước và trích lập dự phòng. Tuy vậy, nếu so với năm 2022, lợi nhuận sau kiểm toán của công ty này vẫn giảm tới 64%.

Theo báo cáo kiểm toán năm 2023, Công ty CP Tập đoàn KIDO ghi nhận lợi nhuận sau thuế lên 135,2 tỷ đồng, tương ứng tăng gần 33% so với 102 tỷ đồng trước kiểm toán. Theo giải trình từ KIDO, phần lãi này có được nhờ việc điều chỉnh lại chi phí trích lập trước và trích lập dự phòng. Tuy vậy, nếu so với năm 2022, lợi nhuận sau kiểm toán của công ty này vẫn giảm tới 64%.

KIDO nhận định, kết quả kinh doanh ảm đạm của năm 2023 chủ yếu đến từ biến động của nền kinh tế thế giới lẫn trong nước cùng với việc sức mua của người tiêu dùng giảm. Ngoài ra, biến động chuỗi cung ứng, giá nguyên vật liệu và tình hình lạm phát cũng gây ảnh hưởng tới chi phí quản lý của doanh nghiệp.

KIDO báo lãi ròng tăng 33% sau kiểm toán
Giải trình của KIDO ghi nhận lợi nhuận sau thuế lên 135,2 tỷ đồng, tương ứng tăng gần 33%

Tính đến ngày 31/12/2023, tổng tài sản của công ty ở mức 12.391 tỷ đồng, giảm 12% so với năm trước. KIDO có hơn 7.000 tỷ đồng tài sản ngắn hạn, trong đó gần 2.800 tỷ đồng tiền mặt và đầu tư tài chính ngắn hạn. Khoản phải thu ngắn hạn duy trì ở mức 3.000 tỷ đồng. Kết thúc năm 2023, tổng nợ phải trả của KIDO là 5.277 tỷ đồng, trong đó dư nợ tài chính ở mức 3.327 tỷ đồng.

Trên thị trường, doanh nghiệp này có nhiều động thái “lấn sân” sang các mảng khác, điển hình với việc thâu tóm thương hiệu bánh bao Thọ Phát và gia nhập thị trường nước mắm, hạt nêm với nhãn hiệu Tường An và Tường An Unicook. Thêm nữa, công ty cũng bắt tay với TikTok để triển khai dự án Entertainment & Ecommerce (E2E), kênh bán hàng mới có kết hợp giữa thương mại và giải trí.

Theo kế hoạch, các cổ đông KIDO sẽ được nhận cổ tức và cổ phiếu quỹ trong quý I/2024. Theo đó, công ty sẽ chia cổ tức đặc biệt năm 2022 bằng tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 10%, tức mỗi cổ phiếu được nhận 1.000 đồng.

Trước đó, vào đầu tháng 9/2022, KIDO đã trả cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ 6%. Ngoài ra, công ty này cũng quyết định chia lại hơn 22,5 triệu cổ phiếu quỹ lại cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 100:8,42434.

Kido đã buông tay khỏi “đất vàng” Lê Duẩn

Quý IV/2023, Kido đã trích lập dự phòng 753 tỷ đồng cho khoản đầu tư vào dự án bất động sản Lavenue Crown tọa lạc tại đất vàng trung tâm quận 1 – TP. Hồ Chí Minh, việc trích lập dự phòng một lần tới 70% giá trị đầu tư cho thấy Kido đã không còn kỳ vọng nhiều vào việc dự án có thể triển khai. Ngoài ra, trích lập dự phòng khiến Kido ghi nhận một khoản chi phí tương đương trong kết quả kinh doanh quý IV/2023. Kết quả công ty thua lỗ 544 tỷ đồng trong kỳ.

Dự án được Kido đầu tư từ năm 2010 và gặp vướng mắc pháp lý từ năm 2018 đến nay. Nếu “mất trắng” dự án, Kido sẽ phải chịu lỗ thêm 316 tỷ đồng từ khoản đầu tư này.

Năm 2023, lợi nhuận của Kido chỉ còn 102 tỷ đồng sau thuế, giảm 73% so với năm 2022. Đóng góp lớn vào kết quả kinh doanh giảm sút này là việc trích lập dự phòng cho dự án “đất vàng” 8 - 12 Lê Duẩn. So với kế hoạch kinh doanh được ĐHĐCĐ thường niên 2023 thông qua, lợi nhuận cả năm của Kido mới chỉ đạt 1/3.

Theo tìm hiểu, năm 2010, Công ty CP Tập đoàn Kido đã rót 600 tỷ đồng để sở hữu 50% cổ phần công ty Lavenue, chủ đầu tư dự án Lavenue Crown với gần 5.000 m2 tại trung tâm Quận 1 - TP. Hồ Chí Minh. Sau nhiều lần tăng vốn, số tiền mà Kido rót cho dự án này đã lên tới 1.069 tỷ đồng và giữ nguyên tỷ lệ sở hữu.

KIDO báo lãi ròng tăng 33% sau kiểm toán
Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023

Khu đất 8-12 Lê Duẩn có diện tích 4.896 m2, tọa lạc tại Quận 1 - TP.Hồ Chí Minh, ngay kề các trung tâm chính trị, văn hóa TP.Hồ Chí Minh. Đây là khu đất được xác lập quyền sở hữu Nhà nước vào năm 1994, giao cho Công ty Quản lý Kinh doanh Nhà TP.Hồ Chí Minh quản lý, cho thuê. Theo luật, khi khai thác khu đất vàng này, cơ quan nhà nước buộc phải tổ chức đấu thầu để chọn chủ đầu tư, không được chỉ định thầu.

Công ty Lavenue được thành lập với các đơn vị góp vốn là các doanh nghiệp nhà nước (Công ty Quản lý Kinh doanh Nhà TP. Hồ Chí Minh và 4 công ty thuộc Bộ Công Thương). Sau đó, các cổ đông nhà nước đã chuyển quyền chi phối, quyền đầu tư, phát triển dự án vào các công ty khác, trong đó có Kido với 50% vốn cổ phần.

Năm 2018, tức 4 năm sau khi Kido góp vốn vào Lavenue, một loạt cán bộ TP.Hồ Chí Minh bị bắt do liên quan đến việc giao đất không qua đấu giá. Cho đến nay, dự án vẫn chưa được triển khai và khu đất vàng vẫn đang được sử dụng làm nơi gửi xe.

Thị trường chứng khoán ngày 8/11/2023: Thông tin trước giờ mở cửa

Nhóm ngành lớn giảm sâu, VN-Index trở lại sắc đỏ; Cổ phiếu SJF bị đình chỉ giao dịch từ 13/11; Gạch Hoàng Gia chuẩn bị ...

Vừa bị truy thu thuế, Tập đoàn Kido (KDC) tiếp tục bị xử phạt do vi phạm công bố thông tin

Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty CP Tập ...

Vocarimex (VOC) sắp rời sàn, Kido (KDC) cam kết mua cổ phiếu của các cổ đông còn lại

Hiện Kido đang là công ty mẹ,sở hữu 87,3% vốn điều lệ của Vocarimex. Trong khi đó, VDSC nắm giữ 5,14%.

Tiểu Vy