Kích cầu doanh nghiệp giữa mùa dịch bằng cách nào?

Cập nhật: 14:59 | 06/03/2020 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng trên toàn cầu, ảnh hưởng tới hàng loạt doanh nghiệp và hoạt động sản xuất, nhiều chính sách hỗ trợ đã được đưa ra...

kich cau doanh nghiep giua mua dich bang cach nao

Thủ tướng chỉ thị cấp bách tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội

kich cau doanh nghiep giua mua dich bang cach nao

Doanh nghiệp Mỹ muốn tăng cường đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng, tài chính Việt Nam

Đi tìm giải pháp mục tiêu

Trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng trên toàn cầu, ảnh hưởng tới hàng loạt doanh nghiệp và hoạt động sản xuất, nhiều chính sách hỗ trợ đã được đưa ra...

kich cau doanh nghiep giua mua dich bang cach nao

Để giảm thiểu và khắc phục tác động từ các yếu tố rủi ro khách quan bên ngoài như suy giảm kinh tế toàn cầu, dịch bệnh…, giữ vững và thực hiện được mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Phan Đức Hiếu cho rằng, cần có các giải pháp hỗ trợ đúng và trúng mục tiêu.

Tôi cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, cần tăng cường giải ngân các dự án đầu tư công, lấy "nguồn đó để bù đắp và tạo động lực cho phát triển kinh tế, thúc đẩy việc làm.

Dịch Covid-19 xét ở góc độ tích cực là cơ hội để thúc đẩy cải cách, tái cơ cấu trên hai khía cạnh, vừa làm cho nền kinh tế linh hoạt hơn, vừa nâng cao hiệu quả đầu tư, sản xuất - kinh doanh và tổng thể hiệu quả của nền kinh tế.

Ở khía cạnh đầu tiên, tái cơ cấu giúp nền kinh tế trở nên linh hoạt, giúp doanh nghiệp nhanh chóng gia nhập thị trường cũng như giải thể, đóng cửa, một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần tiếp tục bãi bỏ để doanh nghiệp hoạt động thuận lợi và sớm có các chu trình kinh doanh mới", ông Hiếu nhận định.

Thực tế, trong bối cảnh dịch bệnh, có không ít hoạt động sản xuất - kinh doanh mới xuất hiện và nhiều doanh nghiệp cho biết, họ có các đơn hàng mới ngoài Trung Quốc, tuy nhiên, đơn hàng đòi hỏi rất nhanh mới nắm bắt được cơ hội.

Điều này cho thấy sự thay đổi tư duy và cải thiện môi trường kinh doanh là đặc biệt quan trọng, giúp nền kinh tế linh hoạt hơn, trong đó các doanh nghiệp có thể phản ứng một cách nhanh nhất với thị trường và thích nghi với mọi điều kiện để phát triển.

Bên cạnh đó, phải sớm tính đến nền tảng cơ sở chuẩn bị cho sự phục hồi của hoạt động sản xuất - kinh doanh và toàn bộ nền kinh tế khi dịch bệnh chấm dứt.

Chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp

Theo ông Hiếu, các giải pháp hạn chế tác động tiêu cực, nhất là các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phải rất linh hoạt và phù hợp, đúng mục tiêu thì mới phát huy tác dụng.

kich cau doanh nghiep giua mua dich bang cach nao

Ví dụ, đối với các doanh nghiệp trong những lĩnh vực ít bị ảnh hưởng bởi dịch, nếu chúng ta xác định nâng lên thành khu vực trụ cột để thúc đẩy sản xuất thì cần phải tập trung vốn cho các lĩnh vực này, đồng thời hỗ trợ thủ tục hành chính để doanh nghiệp hoạt động thuận lợi, đạt hiệu quả tối ưu.

Ngược lại, đối với những doanh nghiệp trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nhất thì những biện pháp hỗ trợ có thể sẽ trở nên vô nghĩa nếu họ không được chia sẻ để vực dậy và vượt qua khó khăn trước.

Với các đối tượng này, việc bơm vốn hoặc cải thiện thủ tục hành chính đôi khi không còn là vấn đề quan trọng hàng đầu ở thời điểm hiện tại. Cái cần nhất hiện nay là sự chia sẻ, hỗ trợ của Nhà nước thông qua các giải pháp giãn thuế, giảm thuế, có thể tạm hoãn thực hiện các nghĩa vụ để họ tồn tại qua dịch.

Sau khi doanh nghiệp vượt qua được khó khăn thì lúc đó mới đến công đoạn bơm tiền và hỗ trợ cho họ phục hồi, phát triển.

Bàn về chuyện gói kích cầu kinh tế là giải pháp nên cân nhắc trong thời gian tới, ông Hiếu cho rằng, nếu cân nhắc cần có gói kích cầu thì phải xác định rõ nhằm mục tiêu gì, thích hợp cho đối tượng nào. Gói kích cầu nhìn chung chỉ có tác dụng tích cực đối với những doanh nghiệp trong các ngành ít bị ảnh hưởng.

Với những doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, bị tác động nặng nề bởi dịch Covid-19, chúng ta phải có các biện pháp khác. Giải pháp thiết yếu hiện nay là giúp các doanh nghiệp cơ cấu lại, chuyển đổi sản xuất, tìm kiếm thị trường mới, đa dạng thị trường nguyên liệu, thị trường xuất nhập khẩu, bên cạnh việc thúc đẩy tiêu dùng trong nước. Nếu chỉ kích cầu không mà không đi cùng các giải pháp này thì khó có thể phát huy tác dụng. Đồng thời, phải chú trọng việc duy trì nền tảng để tái sản xuất sau khi dịch kết thúc.

Gói kích cầu cần phải có nhưng chúng ta phải xác định rất rõ các nhóm, các mục tiêu và các biện pháp, giải pháp khác nhau, chứ không thể có một gói kích cầu chung chung.

"Công dụng" của gói kích cầu ngành ngân hàng?

Mới đây, ngành ngân hàng đề xuất các phương án hỗ trợ như giãn nợ, giảm lãi suất cho vay. Tôi nghĩ, giải pháp đề xuất từ phía ngân hàng là khá thiết thực và hiệu quả trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp đang gặp khó khăn hiện nay. Song để phát huy được hiệu quả này, các địa phương cần phải xác định rất rõ các nhóm đối tượng doanh nghiệp với mục tiêu và các biện pháp phù hợp.

kich cau doanh nghiep giua mua dich bang cach nao

PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Trưởng khoa Tài chính (Trường đại học Kinh tế TP. HCM)

Trong khi đó, theo PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Trưởng khoa Tài chính (Trường đại học Kinh tế TP. HCM), việc cắt giảm lãi vay của ngân hàng hiện nay không phải là để kích cầu kinh tế, mà chủ yếu để hỗ trợ khách hàng, cơ cấu lại nợ, kéo dài thời gian trả...

Chủ trương này được Ngân hàng Nhà nước đưa ra để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, chứ không phải là một chính sách tiền tệ nới lỏng.

"Nếu dịch bệnh sớm được khống chế và ngăn chặn sự lây lan, thì nhiều khả năng, mọi thứ sẽ sớm ổn định trở lại.

Chính phủ đã có những biện pháp để khống chế kịp thời dịch bệnh và các ca nhiễm Covid-19 ở Việt Nam không nhiều, nên khi dịch bệnh đi qua thì mọi thứ sẽ phục hồi. Khả năng tín dụng sẽ sớm tăng trưởng trở lại khi dịch bệnh được kiểm soát và kinh tế sẽ đạt các mục tiêu đề ra cho năm nay", ông Bảo nhận định.

Giá vàng đã tăng, nếu Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng bằng cách bơm một lượng tiền ra nền kinh tế thông qua cắt giảm lãi suất, giảm dự trữ bắt buộc hoặc trực tiếp đẩy thanh khoản ra thị trường, thì sẽ khiến niềm tin của công chúng vào tiền đồng bị lung lay.

Mặt khác, chúng ta có thể thấy, lĩnh vực dễ hưởng lợi nhất từ chính sách tiền tệ mở rộng là các doanh nghiệp bất động sản, trong khi những khu vực đáng được hỗ trợ nhất hiện nay là nông nghiệp và các ngành sản xuất hàng xuất khẩu lại rất khó tiếp cận các lợi ích trực tiếp của chính sách này.

Vì vậy, nếu mở rộng tiền tệ không hợp lý sẽ kéo theo bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, làm bất ổn hệ thống tài chính, gia tăng nợ xấu ngân hàng, đồng thời có thể tạo ra bong bóng giá tài sản.

Xu hướng lãi suất tiền đồng, tỷ giá và giá vàng thời gian tới

Về diễn biến cũng như xu hướng lãi suất tiền đồng, tỷ giá và giá vàng trong thời gian tới, theo ông Bảo, Thủ tướng đã có ý kiến rõ là ổn định kinh tế vĩ mô. Vì vậy, mặt bằng lãi suất cũng như tỷ giá thời gian tới sẽ tiếp tục ổn định.

Trước đó, PGS.TS Trần Ngọc Thơ cũng đã cảnh báo rằng, khả năng cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước bị hạn chế đáng kể vì việc này sẽ làm tiền đồng yếu đi, dẫn đến tỷ giá USD/VND tăng, từ đó khiến Việt Nam dễ gặp phải rủi ro khi bị Mỹ quy là quốc gia thao túng tiền tệ.

Còn diễn biến thất thường của giá vàng những ngày qua chủ yếu do hoạt động đầu cơ trong nước và yếu tố tâm lý, khiến nhiều người đổ xô đi mua. Hiện giá vàng trong nước không liên thông với giá thế giới, nên mọi người phải cân nhắc kỹ trước khi mua vàng.

kich cau doanh nghiep giua mua dich bang cach nao Tỷ giá Nhân dân tệ hôm nay 6/3/2020: Giảm nhẹ

TBCKVN - Tỷ giá Nhân dân tệ (CNY) mới nhất ngày 6/3/2020, Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc diễn biến theo xu hướng giảm ...

kich cau doanh nghiep giua mua dich bang cach nao [Cập nhật] Tỷ giá Euro hôm nay 6/3: Tăng khủng khiếp, lên đỉnh năm 2020

TBCKVN - Tỷ giá Euro mới nhất ngày 6/3/2020 tại các ngân hàng trong nước hôm nay đảo chiều tăng mạnh. Giá Euro tự do ...

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm