Không nên khống chế số lượng tổ chức của người lao động trong doanh nghiệp

Cập nhật: 17:02 | 23/10/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, việc định hướng trong một doanh nghiệp chỉ nên có tối đa từ 2 - 3 tổ chức của người lao động chưa phù hợp với tinh thần Công ước 98 của ILO mà Quốc hội mới phê chuẩn...

khong nen khong che so luong to chuc cua nguoi lao dong trong doanh nghiep

Ấn định ngày ra mắt xe máy Honda Air Blade 150 cùng giá bán

khong nen khong che so luong to chuc cua nguoi lao dong trong doanh nghiep

Cập nhật giá xe SH 300i mới nhất cuối tháng 10/2019

Trong khuôn buổi làm việc ngày 23/10, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cần bổ sung quy định làm rõ hơn vai trò của tổ chức Công đoàn, tránh nhầm lẫn giữa tổ chức Công đoàn với tổ chức của người lao động nằm ngoài hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam.

khong nen khong che so luong to chuc cua nguoi lao dong trong doanh nghiep
Quang cảnh phiên thảo luận (ảnh quochoi.vn)

Một số đại biểu lại đề nghị cần quy định chặt chẽ việc cấp phép hoạt động và định hướng trong một doanh nghiệp chỉ nên có tối đa từ 2 - 3 tổ chức của người lao động, đảm bảo không tạo ra sự đối trọng, cạnh tranh không lành mạnh, làm phức tạp tình hình quan hệ lao động, gây mất ổn định tại doanh nghiệp.

Một số ý kiến đề nghị quy định cụ thể trong Bộ luật việc cán bộ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở sử dụng thời gian trong giờ làm việc để làm nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động, không giao Chính phủ quy định về vấn đề này.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý tên gọi của tổ chức đại diện người lao động dự kiến sẽ được thành lập mới (không thuộc tổ chức Công đoàn Việt Nam) theo đúng tinh thần Nghị quyết 06-NQ/TW là: “Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp”.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng yêu cầu quy định cụ thể tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm: Công đoàn cơ sở (thuộc tổ chức Công đoàn Việt Nam) và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp”, bổ sung Điều 171 quy định về “công đoàn cơ sở thuộc tổ chức Công đoàn Việt Nam”.

Về việc định hướng trong một doanh nghiệp chỉ nên có tối đa từ 2 - 3 tổ chức của người lao động, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, nếu quy định như vậy chưa phù hợp với tinh thần Công ước 98 của ILO mà Quốc hội mới phê chuẩn.

Về việc quy định cụ thể thời gian làm việc cho cán bộ tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để làm nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, vấn đề này cần được cân nhắc thận trọng trong bối cảnh mới khi không chỉ có duy nhất Công đoàn Việt Nam mà còn có tổ chức đại diện sẽ được thành lập không thuộc Công đoàn Việt Nam - đây là tổ chức mới, chưa có tiền lệ ở nước ta. Mặt khác, quy định này của Luật Công đoàn cũng đang được nghiên cứu, tổng kết, xem xét sửa đổi. Do đó, xin đề nghị Quốc hội cho phép được giữ Điều 176 như dự thảo và giao Chính phủ thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khi quy định chi tiết và khi sửa đổi Luật Công đoàn.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quy định “tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp” là vấn đề mới và khó, chưa có thực tiễn, cần hết sức thận trọng, nên mức độ quy định như dự thảo là phù hợp.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ quan tâm, thận trọng và trong văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành cần làm rõ các nội dung đã được nêu trong Báo cáo số 466. Đồng thời đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần khẩn trương tập trung nghiên cứu toàn diện việc sửa đổi Luật Công đoàn đáp ứng với yêu cầu của tình hình mới và đòi hỏi của người lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Yến Thanh

Tin cũ hơn
Xem thêm