Khi pháp lý dự án vẫn nửa "cởi" nửa "trói" doanh nghiệp

Cập nhật: 10:31 | 27/05/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Trong Văn bản số 5087/QĐ-UBND ngày 14/11/2018 quyết định phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở TP. HCM giai đoạn 2016 - 2020 do Phó Chủ tịch UBND thành phố - Trần Vĩnh Tuyến ký, danh mục 150 dự án sẽ hoàn thành đến năm 2020 đã được đưa ra. Tuy nhiên, qua rà soát , một nửa dự án trong danh sách này vẫn chưa thể triển khai xây dựng.

khi phap ly du an van nua coi nua troi doanh nghiep Đất nền sổ đỏ dự báo tiếp tục hút khách trong năm nay
khi phap ly du an van nua coi nua troi doanh nghiep Long An chỉ đạo xử lý sai phạm tại Khu dân cư Long Hậu Riverside
khi phap ly du an van nua coi nua troi doanh nghiep Ông lớn BĐS trong ‘tầm ngắm’ của thanh tra Bộ Xây dựng năm 2019

Vẫn kẻo buông người níu

Có thể kể đến dự án Chung cư Saigon Luxury tại số 11D Thi Sách, quận 1 do Công ty cổ phần Him Lam làm chủ đầu tư. Dự án với 270 căn hộ, trên diện tích 16.200 m2 và phải hoàn thành năm 2020 tới nay, vẫn chưa thể triển khai xây dựng.

khi phap ly du an van nua coi nua troi doanh nghiep
Phác thảo Dự án The One, số 1 Phạm Ngũ Lão, quận 1

Tiếp đến là Dự án The One, số 1 Phạm Ngũ Lão, quận 1 do Tập đoàn Bitexco làm chủ đầu tư với diện tích 63.750 m2 gồm 1.062 sản phẩm nhà ở hiện vẫn đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng.

Dự án Lancaster Legacy tại số 230 Nguyễn Trãi, quận 1 do Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Trung Thủy làm chủ đầu tư trên diện tích 33.520 m2 với 419 căn hộ chung cư hiện vẫn đang nằm trên bản vẽ.

Một dự án khác gồm 8 chung cư lô số Cư xá Thanh Đa, quận Bình Thạnh do Công ty cổ phần Phát triển nhà Thanh Đa làm chủ đầu tư trên diện tích 1.376,725 m2 ở thời điểm hiện tại vẫn nằm trên giấy. Mới đây, trong danh sách mời gọi nhà đầu tư vào phát triển dự án nhà ở năm 2019 của TP. HCM cũng có tên dự án này…

“Lãnh đạo thành phố thì ‘cởi’ nhưng lãnh đạo một số sở ngành, quận, huyện lại không bỏ ‘trói’ thì làm sao doanh nghiệp có thể thực hiện được dự án”, vị lãnh đạo doanh nghiệp có dự án số 4 Thi Sách nói.

Đại diện một chủ đầu tư bất động sản có dự án tại số 4 đường Thi Sách, quận 1 cho biết, dự án theo quy hoạch phải hoàn thành xong năm 2021, nhưng tới nay, chủ đầu tư vẫn chưa thể triển khai vì thủ tục pháp lý chưa xong. Hồ sơ dự án nằm trong danh sách các dự án được triển khai giai đoạn 2016 - 2020, thủ tục xin giấy phép xây dựng… đã được nộp lên UBND TP. HCM từ lâu. Tuy nhiên, một số sở, ngành lại không ký, thậm chí đòi những giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất rất vô lý, nên tới nay dự án vẫn chỉ nằm trên giấy.

Hay như một chủ dự án tại đường Nguyễn Văn Linh, quận 7 đang có dự án trong danh sách các dự án phải triển khai xong năm 2020, dù đã nộp xong tiền sử dụng đất từ năm 2017, tới nay vẫn chưa xong thủ tục phát triển dự án. Lý do vì quy hoạch mật độ dân số dự án này chỉ 6%, nghĩa là chỉ xây dựng được dự án cao 12 tầng, trong khi các dự án hai bên đều cao trên 20 tầng.

Thêm vào đó, với 12 tầng thì doanh nghiệp sẽ lỗ nặng. Thế nên, doanh nghiệp này xin thêm 3% mật độ cho phân khúc officetel - là loại hình căn hộ văn phòng; sau đó, thành phố chấp thuận cho triển khai và doanh nghiệp đóng tiền sử dụng đất là 9% mật độ dân số. Thế nhưng, vừa đóng xong tiền đất thì thành phố yêu cầu dừng toàn bộ, không cấp phép dự án mới liên quan tới loại hình officetel. Vậy là dự án dừng luôn tới nay để chờ đợi thành phố “cởi trói” cho officetel.

Tại một dự án khác ở số 630 Võ Văn Kiệt, quận 5, dù đã được chủ đầu tư thử tải móng và chuẩn bị làm móng, nhưng bị thành phố yêu cầu dừng triển khai khi liên quan tới việc mua bán đất công. Thế nhưng đến nay, tổng giám đốc của công ty chủ đầu tư cho biết, vẫn chưa nhận được bất cứ văn bản nào cho phép tiếp tục triển khai.

“Tôi nghe nhiều về thông tin TP. HCM đã cho phép 124 dự án bất động sản bị đình trệ bởi vướng thủ tục tiếp tục phát triển, nhưng tới nay khi hỏi các sở, ngành liên quan thì đều nhận được cái lắc đầu cho biết, chưa thể triển khai và doanh nghiệp tiếp tục đợi”, một chủ đầu tư dự án tại đây cho biết.

Tại Hội thảo xúc tiến đầu tư vào TP. HCM năm 2019, khi doanh nghiệp hỏi về danh sách 124 dự án là những dự án nào thì ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND thành phố cũng cho biết, thành phố sẽ không cung cấp danh sách các dự án này.

Trong khi đó, ngày 17/05 vừa qua, Chủ tịch UBND TP. HCM Nguyễn Thành Phong có văn bản yêu cầu các sở, ngành sớm giải quyết dứt điểm kiến nghị của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và báo cáo UBND Thành phố trong tháng 5/2019.

Tại cuộc gặp giữa UBND TP. HCM với Hiệp hội bất động sản thành phố vừa qua, các doanh nghiệp bất động sản tiếp tục phản ánh về hàng loạt khó khăn liên quan đến thủ tục hành chính trong đầu tư, kinh doanh bất động sản như: thủ tục công nhận chủ đầu tư, giải phóng mặt bằng, giao đất, cho thuê đất…

Thủ tục cấp phép càng kéo dài, nhà đầu tư càng thua thiệt

khi phap ly du an van nua coi nua troi doanh nghiep
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM

Theo ông Châu, quá trình rà soát, thanh tra các dự án bất động sản tại TP. HCM càng kéo dài thì càng bất lợi cho doanh nghiệp vì chi phí vốn, lãi vay ngân hàng tăng và mất cơ hội kinh doanh. Số lượng dự án bị giảm dẫn đến số lượng nhà ở đưa ra thị trường cũng bị sụt giảm, không có lợi cho cả người mua nhà và thị trường bất động sản.

Nguồn thu ngân sách thành phố về tiền sử dụng đất cũng bị sụt giảm mạnh: Năm 2018 giảm 22,5%; Hai tháng đầu năm 2019 giảm đến 76% so với cùng kỳ năm trước. Tổng nợ thuế trong 2 tháng đầu năm 2019 trên địa bàn thành phố lên đến 10.110 tỷ đồng, tăng 13,5% so với thời điểm 31/12/2018, trong đó các khoản nợ liên quan tới đất là 1.370 tỷ đồng, chiếm 14%. Trong quý I/2019, Sở Xây dựng phê duyệt số lượng dự án giảm đến 63%; cấp 8.472 giấy phép xây dựng (kể cả khu vực nhà dân và dự án) giảm 16% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng hợp đồng nhận thầu xây lắp của các doanh nghiệp xây dựng cũng bị sụt giảm từ 30 - 50% do các chủ đầu tư bất động sản thiếu nguồn dự án mới.

Tôi cho rằng, UBND thành phố và Thanh tra Chính phủ nên khẩn trương xem xét, giải quyết có tình, có lý đối với hơn 30 dự án còn đang được các cơ quan chức năng rà soát, thanh tra, vừa đảm bảo nguyên tắc không làm thất thoát tài sản công, vừa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người mua nhà.

Bên cạnh đó, UBND TP. HCM cần chỉ đạo các sở, ngành khẩn trương thực hiện công tác rà soát, phân loại các dự án đất công đang bị thanh tra thành 3 nhóm để dễ xử lý cho doanh nghiệp.

Cụ thể, nhóm 1: Bao gồm các mặt bằng về cơ bản thực hiện đúng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì sớm giải tỏa cho người sử dụng đất.

Nhóm 2: Bao gồm các mặt bằng có sai phạm về quy trình, thủ tục, nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước ở mức độ không lớn, thì yêu cầu người sử dụng đất hoàn thành các thủ tục đầu tư và thực hiện nghĩa vụ tài chính bổ sung đối với Nhà nước (nếu có).

Nhóm 3: Bao gồm các mặt bằng có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Hiệp hội kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sớm có kết luận, giải quyết cụ thể đối với từng trường hợp, để có phương án xử lý có lý, có tình, có tính đến yếu tố lịch sử của quá trình sử dụng đất, vừa đảm bảo nguyên tắc không làm thất thoát tài sản công, vừa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người dân.

khi phap ly du an van nua coi nua troi doanh nghiep
Ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc Bộ phận R&D DKRA Vietnam

3 điểm quan trọng cần chú ý để thị trường phát triển dài hạn, ổn định và bền vững

Trước mắt, cần rà soát lại các quy trình thủ tục pháp lý, qua đó tạo sự thuận tiện hơn cho các doanh nghiệp phát triển bất động sản.

Đồng thời, cũng phải tăng cường năng lực quản lý của cơ quan chức năng để việc tuân thủ của các thành phần tham gia thị trường được tốt hơn, từ đó thị trường sẽ minh bạch hơn, đảm bảo quyền lợi của mỗi chủ thể. Từ quan điểm trên sẽ dẫn đến việc cần xem xét, điều chỉnh, bổ sung những sắc luật liên quan (Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản…), vì nó bắt đầu bộc lộ những điểm chưa phù hợp hoặc không còn phù hợp với thực tế thị trường.

Bên cạnh đó, cần có những chương trình và kế hoạch phát triển, quản lý bất động sản và nhà ở dài hạn, bao gồm tất cả các lĩnh vực liên quan từ quy hoạch, quỹ đất, tài chính, xây dựng, pháp lý…

Minh Thuận