Khánh thành Tổ máy số 1 Nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2

Cập nhật: 19:55 | 11/02/2022 Theo dõi KTCK trên

Sau hơn 4 năm triển khai xây dựng, Tổ máy số 1 Nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 (Khu Kinh tế Nghi Sơn) đã khánh thành và chính thức đưa vào vận hành thương mại. Đây là dự án đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa), sau dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn (hơn 9 tỉ USD) đã đi vào vận hành.

Nguyễn Kim xin trả lại hơn 2ha đất vàng cho tỉnh Thanh Hóa

Dự án khách sạn cao cấp "đắp chiếu" nhiều năm, yêu cầu xử lý trách nhiệm cá nhân và tập thể liên quan

Thanh Hóa: Một công ty bị cấm thầu 3 năm vì gian dối trong hồ sơ dự thầu

4534-157d5153337t38250l0
Toàn cảnh Tổ máy số 1 Nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 (Ảnh Lê Hợi BTH)

Ngày 10-2, Công ty TNHH Điện Nghi Sơn 2 (Thanh Hóa) phối hợp với Tập đoàn Marubeni (Hàn Quốc), Tập đoàn Kepco và Công ty Tohoku (Nhật Bản) tổ chức lễ khánh thành và vận hành thương mại tổ máy số 1 Dự án Nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 tại Khu kinh tế Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 có công suất thiết kế 1.200 MW, là "siêu" dự án với tổng vốn đầu tư gần 2,8 tỉ USD. Dự án được khởi công năm 2018 và là một trong số rất ít nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam sử dụng công nghệ siêu tới hạn (USC) với hiệu suất cao, góp phần làm giảm đáng kể lượng tiêu thụ than, phát thải khí nhà kính và các vấn đề môi trường khác.

Khánh thành Tổ máy số 1 Nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa và nhà thầu cắt băng khánh thành vận hành thương mại tổ máy số 1 - Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 - (Ảnh Lê Hợi BTH)

Tổ máy số 1 đã chính thức vận hành ngày 11-1-2022 và đã được đấu nối thành công lên đường dây 500 KV Bắc - Nam, hòa vào lưới điện quốc gia và cung cấp khoảng 3,9 tỉ kWh điện mỗi năm, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng nhu cầu dùng điện cho công nghiệp và sinh hoạt, mà còn giải quyết việc làm cho lao động, đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa.

Đây là một trong số rất ít nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam sử dụng công nghệ siêu tới hạn (USC) với hiệu suất cao, góp phần làm giảm đáng kể lượng tiêu thụ than, phát thải khí nhà kính và các vấn đề môi trường khác.

Dự kiến toàn bộ nhà máy sẽ vận hành thương mại vào tháng 7-2022, kỳ vọng cung cấp điện cho sản xuất, kinh doanh và hơn 6 triệu hộ gia đình.

Được biết, dự án được đầu tư theo hình thức BOT và sẽ bàn giao cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam sau 25 năm.

Nhật Nam