Hội đồng Tiền lương Quốc gia có Phó Chủ tịch mới

Cập nhật: 16:50 | 25/03/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Tại Quyết định 310/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia thay ông Mai Đức Chính đã nghỉ hưu.

hoi dong tien luong quoc gia co pho chu tich moi Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1/2019
hoi dong tien luong quoc gia co pho chu tich moi Sẽ tăng lương cơ sở lên 1,49 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2019
hoi dong tien luong quoc gia co pho chu tich moi Doanh nghiệp lo tăng chi phí sản xuất
hoi dong tien luong quoc gia co pho chu tich moi
Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia Ngọ Duy Hiểu

Ông Ngọ Duy Hiểu sinh năm 1973, quê quán tỉnh Thanh Hóa. Ông Ngọ Duy Hiểu từng đảm nhiệm các chức vụ: Bí thư Thành đoàn Hà Nội, Bí thư Huyện ủy Phúc Thọ, thành phố Hà Nội; Trưởng Ban Quan hệ lao động - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Một số thông tin về Hội đồng Tiền lương quốc gia

Hội đồng Tiền lương Quốc gia được thành lập theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012, Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương, Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 03/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1014/QĐ-LĐTBXH ngày 9/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Đây là sự quyết tâm lớn của Đảng, Chính phủ trong việc tiếp tục đổi mới chính sách tiền lương theo kinh tế thị trường, phù hợp với quá trình hội nhập, nhằm phát huy vai trò, sự đồng thuận của các bên đại diện cơ quan Chính phủ, đại diện người lao động và người sử dụng lao động tham gia vào quá trình xác định và điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng áp dụng trong doanh nghiệp.

Chức năng chính của Hội đồng Tiền lương Quốc gia là tư vấn cho Chính phủ về điều chỉnh, công bố mức lương tối thiểu vùng. Đồng thời thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau:

- Phân tích tình hình kinh tế - xã hội, mức sống dân cư để xác định, dự báo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; đánh giá tình hình thực hiện mức lương tối thiểu vùng, mức tiền lương trên thị trường lao động và khả năng chi trả của doanh nghiệp để xây dựng và khuyến nghị với Chính phủ phương án tiền lương tối thiểu vùng hàng năm và từng thời kỳ.

- Nghiên cứu, khuyến nghị với Chính phủ mức lương tối thiểu theo giờ áp dụng đối với một số nghề, công việc không thường xuyên hoặc làm việc không trọn thời gian.

- Tổ chức rà soát, đánh giá việc phân vùng địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng để khuyến nghị với Chính phủ điều chỉnh, bổ sung phân vùng địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng.

- Khảo sát thực tiễn, nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài để nâng cao năng lực và hiệu qủa tư vấn, khuyến nghị về tiền lương tối thiểu.

- Nghiên cứu, tư vấn các vấn đề liên quan đến chính sách tiền lương theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2019

Mức lương tối thiểu vùng mới từ 2,92 triệu đến 4,18 triệu đồng/tháng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động sẽ chính thức được áp dụng từ ngày 01/01/2019.

Việc này áp dụng theo Nghị định số 157/2018/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng từ năm 2019 vừa được Chính phủ ban hành.

Căn cứ theo nghị định này, tất cả người lao động làm việc theo hợp đồng lao động sẽ được hưởng mức lương tối thiểu cao hơn từ 160.000 đồng đến 200.000 đồng tùy từng vùng.

Cụ thể, với lao động làm việc tại doanh nghiệp ở vùng I (chủ yếu các quận, huyện tại Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương...) sẽ được áp dụng mức lương tối thiểu mới 4,18 triệu đồng/tháng, tăng 200.000 đồng so với mức đang áp dụng.

Trong khi đó, người lao động tại vùng II sẽ được hưởng mức lương tối thiểu 3,71 triệu đồng, tăng 180.000 đồng mỗi tháng. Vùng III, người lao động sẽ được tăng 160.000 đồng mỗi tháng lên mức 3,25 triệu đồng; và vùng IV được tăng lên 2,92 triệu đồng.

hoi dong tien luong quoc gia co pho chu tich moi

Nghị định cũng nêu rõ địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh.

Theo đó, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Nếu doanh nghiệp có chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì chi nhánh ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng với địa bàn đó.

Còn với doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng cao nhất.

Còn nhớ hồi giữa tháng 08/2018, Hội đồng Tiền lương Quốc gia cũng đã họp bàn và thống nhất với phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2019 mức bình quân tăng 5,3% so với năm 2018.

Theo ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ Lao động thương binh và Xã hội, đây là mức mà người lao động có thể bù đắp vào khoản trượt giá 4%/năm và vẫn còn mức tăng lương so với năm trước. Với mức tăng lương tối thiểu này, doanh nghiệp cũng có thể chi trả được.

Lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương. Trong đó, mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động phải không thấp hơn lương tối thiểu vùng đối với người làm công việc giản đơn nhất; cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề.

Văn Thắng