Hồ sơ "khủng" của tân Tổng Giám đốc Airbus tại Việt Nam

Cập nhật: 10:18 | 26/10/2021 Theo dõi KTCK trên

Ngày 25/10, đại diện Tập đoàn Airbus đã loan báo thông tin về nhân sự cao cấp mới tại chi nhánh Việt Nam.

Phu nhân tỷ phú Hồ Hùng Anh vươn lên top 3 người giàu nhất sàn chứng khoán

Những bóng hồng quyền lực nhất Việt Nam

Hành trình xây dựng khối tài sản "khổng lồ" của tỷ phú bất động sản giàu nhất thế giới

Cụ thể, Tập đoàn Airbus đã chính thức bổ nhiệm bà Hoàng Tri Mai đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc của Airbus tại Việt Nam.

Thông tin từ Airbus tiết lộ thêm bà Hoàng Tri Mai sẽ làm việc tại văn phòng Airbus ở Hà Nội, thay thế ông Jean-Michel Caldagues, người sẽ nghỉ hưu vào cuối năm 2021 sau 21 năm gắn bó với công ty.

Bà Mai từng ở cương vị Giám đốc quốc gia của Rolls-Royce tại Việt Nam, Lào, Campuchia và Philippines trước khi gia nhập Tập đoàn Airbus. Bà sinh ra tại Hà Nội, tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế Doanh Nghiệp tại Đại học Reading, Vương quốc Anh và từng làm việc cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB).

1712-hoso
Chân dung tân CEO của Airbus Việt Nam

Ông Anand Stanley, Chủ tịch Airbus khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đánh giá cao nhân sự bổ nhiệm lần này, ông nói: "Việt Nam là thị trường trọng điểm của Airbus trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh. Ngoài ra, chúng tôi còn có các mối quan hệ đối tác công nghiệp quan trọng tại đây. Chúng tôi mong đợi Tri Mai sẽ phát triển hơn nữa sự hiện diện mạnh mẽ của Airbus tại Việt Nam và hợp tác chặt chẽ với các khách hàng, đối tác và các đơn vị liên quan".

Mối liên hệ giữa tân Tổng Giám đốc Airbus Việt Nam với ngành hàng không đã được xây dựng trước đây. Vào năm 2015, Tập đoàn Rolls-Royce (Anh) đã trúng thầu cung cấp động cơ Trent XBW cho đội máy bay 14 chiếc Airbus A350 của Vietnam Airlines và chiếc đầu tiên sẽ về nước vào cuối năm 2015.

Trước đó, vào giữa năm 2012, Rolls-Royce đã đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất các thiết bị trên boong, các thiết bị dưới nước và khảo sát địa chấn cho ngành công nghiệp dầu khí xa bờ tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Bà Hoàng Tri Mai khi đó là Tổng Giám đốc Rolls- Royce Việt Nam.

Bà Tri Mai nhận định thị trường châu Á - Thái Bình Dương và Trung Đông hiện chiếm 54% thị phần của Rolls-Royce. Trong đó, Việt Nam được xác định là một trong những thị trường trụ cột để Tập đoàn mở rộng phát triển trong khu vực Đông Nam Á.

Ở thời điểm đó, bà Mai nhận định Việt Nam có rất nhiều lợi thế để có thể được chọn là địa điểm sản xuất trong chuỗi toàn cầu của Rolls-Royce. Theo bà Mai, ngoài Vietnam Airlines, nhiều hãng hàng không khác tại Việt Nam như VietJet Air, Jetstar Pacific Airlines… cũng có kế hoạch phát triển đội bay mạnh mẽ và đó chính là thị trường tiềm năng của Rolls-Royce.

Ngoài ra, bà Tri Mai cho rằng ưu thế mà Việt Nam có được là những ưu đãi trong đầu tư, nguồn nhân lực có chất lượng, ý thức làm việc trách nhiệm của nhân viên… Bà Hoàng Tri Mai sẽ làm việc tại văn phòng Airbus ở Hà Nội, thay thế ông Jean-Michel Caldagues, người sẽ nghỉ hưu vào cuối năm 2021 sau 21 năm gắn bó với công ty.

Liên quan đến tập đoàn Airbus, đây là một trong những nhà sản xuất máy bay nổi tiếng nhất thế giới. Ở Việt Nam, hãng nổi tiếng với việc hợp tác chặt chẽ với Vietjet của nữ đại gia Nguyễn Thị Phương Thảo.

Vào cuối năm 2019, tại thành phố Toulouse (Pháp), Vietjet và Tập đoàn chế tạo máy bay Airbus đã ký kết hợp đồng đặt mua 20 tàu bay thế hệ mới A321XLR. CEO Nguyễn Thị Phương Thảo cũng có mặt tại sự kiện và trực tiếp ký kết hợp đồng.

Với đơn đặt hàng này, Vietjet đã trở thành một trong những hãng hàng không đầu tiên trên thế giới khai thác dòng tàu tầm xa vượt trội này của Airbus nhằm hiện đại hóa đội bay, phục vụ kế hoạch mở rộng mạng bay quốc tế tầm bay tới 8.700 km trong thời gian tới. Đơn đặt hàng mới của Vietjet sẽ nâng tổng đặt hàng của hãng với Airbus lên 186 tàu và những chiếc A321XLR đầu tiên sẽ bàn giao cho Vietjet từ năm 2023.

Sang đến năm 2021, Airbus và Vietjet lại tiếp tục đồng hành trong việc đào tạo chuyển loại phi công.

Theo đó, Trung tâm Đào tạo Airbus tại Việt Nam (AVTC) được Cục Hàng không VN và Cơ quan An toàn Hàng không châu Âu (EASA) cấp phép cung cấp các khóa học chương trình huấn luyện chuyển loại A320 (sau khi được tiếp nhận vào hãng hàng không, phi công sẽ được huấn luyện trên loại máy bay mà họ sẽ lái. Việc huấn luyện chuyển loại được thực hiện trên buồng lái mô phỏng - PV). Mỗi khóa học huấn luyện chuyển loại A320 sẽ kéo dài hơn 6 tuần và AVTC dự kiến đào tạo tối đa 8 phi công mỗi tháng.

AVTC sở hữu hai thiết bị mô phỏng buồng lái máy bay A320 và hai thiết bị huấn luyện bay A320 được đặt tại Học viện Hàng không Vietjet (VJAA) tại TP.HCM do Airbus và Vietjet cùng vận hành.

Những thiết bị này hiện được Vietjet sử dụng chủ yếu cho việc đào tạo định kỳ và đào tạo giáo viên hướng dẫn bay. AVTC có kế hoạch lắp đặt thiết bị mô phỏng thứ ba để đáp ứng nhu cầu đào tạo phi công ngày càng tăng của Vietjet.

Cũng trong sự kiện Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sang Mỹ gặp mặt với đại diện của nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu tại Mỹ và chứng kiến lễ ký kết các hợp đồng trị giá hàng tỷ USD của các tập đoàn này với doanh nghiệp Việt Nam thì hãng Bamboo Airways của ông Trịnh Văn Quyết đã ký thỏa thuận chọn động cơ LEAP-1A và dịch vụ bảo dưỡng cho toàn bộ 50 máy bay A320 Neo đặt hàng từ Airbus với CFM Internatioal.

Về kế hoạch sản xuất trong năm 2021, Airbus dự định nâng mạnh mục tiêu sản lượng, trên cơ sở những tín hiệu phục hồi kinh tế toàn cầu và ngành hàng không. Sản phẩm cụ thể được tăng cường là dòng máy bay một lối đi A320neo lên 45 chiếc mỗi tháng từ 40 chiếc mỗi tháng ở thời điểm hiện tại, tương đương tăng hơn 10%.

Hãng đặt ra cho các nhà cung cấp mục tiêu mới là đạt sản lượng 64 máy bay A320neo mỗi tháng vào quý 2/2023. Mục tiêu này vượt kỷ lục sản lượng cũ là 60 máy bay mỗi tháng, đồng thời cao hơn mục tiêu 63 máy bay mỗi tháng mà Airbus đề ra trước đại dịch.

Thu Uyên (Tổng hợp)