Hãng bay Việt Nam ước tính thiệt hại hơn 10.000 tỷ đồng do dịch virus corona (covid-19)

Cập nhật: 15:15 | 12/02/2020 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Cục Hàng không cho hay theo các hãng hàng không báo cáo, thiệt hại ban đầu của việc dừng các đường bay Trung Quốc tính tới 10/2 là hơn 10.000 tỷ đồng.    

hang bay viet nam uoc tinh thiet hai hon 10000 ty dong do dich virus corona covid 19

Chủ tịch HĐQT Hapro bất ngờ từ nhiệm

hang bay viet nam uoc tinh thiet hai hon 10000 ty dong do dich virus corona covid 19

BIDV là ngân hàng có số dư nợ xấu lớn nhất năm 2019

hang bay viet nam uoc tinh thiet hai hon 10000 ty dong do dich virus corona covid 19

Cục Hàng không Việt Nam cho biết, thị trường Trung Quốc đang chiếm khoảng hơn 18% thị trường quốc tế.

(Ảnh minh họa)

Theo số liệu thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, trước khi có dịch virus corona (covid-19), thị trường hàng không Việt Nam - Trung Quốc có 14 hãng của cả hai nước khai thác.

Trong đó có 11 hãng Trung Quốc với tổng tần suất 240 chuyến/chiều/tuần và 3 hãng nội địa là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines và Vietjet Air khai thác 72 đường bay từ 5 điểm tại Việt Nam đến 48 điểm tại Trung Quốc. Tổng tần suất đạt 276 chuyến/chiều/tuần thường lệ và 145 chuyến/tuần/chiều không thường lệ.

Năm 2019, lượng khách trên các đường bay giữa Việt Nam - Trung Quốc đạt khoảng hơn 7,5 triệu khách trong đó hơn 4,6 triệu là do các hãng hàng không trong nước vận chuyển.

Sau khi có thông tin về dịch covid-19, từ ngày 23/1, Cục Hàng không Việt Nam đã huỷ toàn bộ phép bay khai thác từ Việt Nam đi/đến tâm dịch Vũ Hán. Đến ngày 1/2, Cục Hàng không đã huỷ toàn bộ phép bay đã cấp và không cấp phép bay mới cho các hãng hàng không hai nước khai thác các tuyến giữa Việt Nam và Trung Quốc đại lục.

“Việc cấp phép mới chỉ được thực hiện sau khi được chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ”, Cục trưởng Cục Hàng không Đinh Việt Thắng khẳng định.

Cục Hàng không Việt Nam cho biết, thị trường Trung Quốc đang chiếm khoảng hơn 18% thị trường quốc tế. Riêng với các hãng hàng không trong nước, thị trường này chiếm tới 26,1% sản lượng vận chuyển quốc tế.

Việc dừng khai thác thị trường này khiến các hãng hàng không Việt Nam mất doanh thu trung bình 400.000 khách/tháng và lượng không nhỏ doanh thu từ nguồn khách này trên các đường bay nội địa.

Theo báo cáo sơ bộ của các hãng hàng không, thiệt hại ban đầu của việc dừng các đường bay này khoảng hơn 10.000 tỷ đồng.

Thống kê từ ngày 1 – 7/2, tổng thị trường vận chuyển hàng không Việt Nam đạt 1,95 triệu khách, giảm 4,5% so với cùng kỳ 2019 (thị trường quốc tế giảm 14,1%). Sản lượng vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam đạt 1,06 triệu khách, giảm 4%, trong đó, vận chuyển quốc tế giảm 28% so cùng kỳ 2019.

Cục Hàng không Việt Nam cũng đã xây dựng 3 kịch bản cho thị trường hàng không, trong đó phương án thấp (tính thời điểm Trung Quốc công bố hết dịch vào tháng 8.2020), thị trường sẽ sụt giảm 17,2%, phương án cao (tháng 4/2020) thị trường sẽ tăng 2,1%. Để tiết giảm khó khăn, Cục kiến nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện cơ chế giảm giá dịch vụ hàng không, chỉ đạo các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không có biện pháp giảm giá, phí...

Thu Thủy

Tin liên quan