Hai "đại gia" Đồng Tháp giàu lên từ bán phồng tôm

Cập nhật: 11:45 | 17/04/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Những năm qua, kết quả kinh doanh của Sa Giang và Bích Chi đạt được là rất tích cực với doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng đều, bất chấp những giai đoạn kinh tế gặp khó khăn...

hai dai gia dong thap giau len tu ban phong tom Xây dựng Hòa Bình nhòm ngó sân chơi ngoài biên giới
hai dai gia dong thap giau len tu ban phong tom Thông tin mới nhất về "vườn chuối" của bầu Đức
hai dai gia dong thap giau len tu ban phong tom Xuất nhập khẩu Sa Giang chốt hạn trả cổ tức đợt 2/2018

Với đặc thù ngành không cần đầu tư quá lớn nên quy mô CTCP Xuất nhập khẩu Sa Giang (HNX: SGC) và CTCP Thực phẩm Bích Chi nhìn chung khá nhỏ. Tính tới cuối năm 2018, tổng tài sản Sa Giang đạt 162 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 102 tỷ đồng; trong khi đó Bích Chi có phần vượt trội hơn với tổng tài sản cuối năm 2018 đạt 280 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 187 tỷ đồng.

hai dai gia dong thap giau len tu ban phong tom
Sa Giang kiếm hàng trăm triệu mỗi ngày từ kinh doanh phồng tôm

Những năm qua, kết quả kinh doanh của Sa Giang và Bích Chi đạt được là rất tích cực với doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng đều, bất chấp những giai đoạn kinh tế gặp khó khăn. Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân (CAGR) giai đoạn 2010 – 2018 của Sa Giang lên tới 8%, còn với Bích Chi con số ấn tượng hơn với 13%.

Trong năm 2018 vừa qua, doanh thu Sa Giang đạt 288 tỷ đồng, Bích Chi đạt 490 tỷ đồng. Bình quân mỗi ngày Sa Giang thu về gần 800 triệu đồng, trong khi Bích Chi mỗi ngày thu về hơn 1,3 tỷ đồng. Về lợi nhuận ròng, Sa Giang đạt 23 tỷ đồng trong năm 2018, còn với Bích Chi là gần 39 tỷ đồng.

So với năm trước, lợi nhuận Sa Giang sụt giảm 23% và lợi nhuận Bích Chi giảm 6%. Việc lợi nhuận giảm của 2 "đại gia" ngành phồng tôm này giảm mạnh bởi xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh về giá, trong khi nguyên liệu đầu vào cũng như nhân công đều tăng giá mạnh trong năm qua.

Một điểm đáng chú ý, sản phẩm phồng tôm của Bích Chi và Sa Giang đều được xuất khẩu và chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu doanh thu. Với Sa Giang, doanh nghiệp này đã xuất khẩu sản phẩm tới hơn 40 quốc gia và tỷ trọng xuất khẩu hiện chiếm 55% cơ cấu doanh thu.

Tương tự, hoạt động xuất khẩu cũng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu Bích Chi với 61% trong năm 2018.

Khó lòng thâu tóm Sa Giang

Sa Giang đã niêm yết trên HNX từ năm 2009 với mã chứng khoán SGC và kể từ thời điểm đó tới nay, cổ phiếu doanh nghiệp tăng không ngừng nghỉ.

Tạm chốt phiên giao dịch sáng ngày 17/04, giá cổ phiếu SGC tiếp tục đứng tham chiếu 104.700 đồng/cổ phiếu khi không có cổ phiếu nào được giao dịch.

Trong khi đó, Bích Chi đã không ít lần đánh tiếng lên sàn chứng khoán nhưng đến nay vẫn chưa cho thấy động thái sẵn sàng niêm yết.

Năm 2017, Bích Chi từng đánh tiếng mua cổ phần Sa Giang khi Nhà nước thoái vốn. Sa Giang cũng là một trong mười doanh nghiệp SCIC đưa vào danh sách thoái vốn hồi năm 2015. SCIC đang nắm giữ gần 3,6 triệu cổ phiếu Sa Giang tương đương 49,89% vốn điều lệ của Sa Giang.

Tính theo mức giá hiện tại (104.700 đồng/cổ phiếu) thì số tiền Bích Chi phải bỏ ra để thâu tóm Sa Giang vào khoảng 373 tỷ đồng, con số này lớn hơn nhiều so với tổng tài sản của Bích Chi.

Chưa rõ Bích Chi đã có kế hoạch cụ thể gì để thâu tóm Sa Giang hay chỉ "đánh tiếng" như việc lên sàn, nhưng trong năm 2018, ban lãnh đạo Sa Giang và người thân đã liên tục mua vào gia tăng tỷ trọng cổ phiếu. Đây sẽ là thách thức không nhỏ cho tham vọng thâu tóm đối thủ cùng ngành của Bích Chi.

Hữu Dũng