Hà Nội đảm bảo không thiếu hàng tiêu dùng thiết yếu phòng, chống dịch Covid-19

Cập nhật: 11:30 | 11/08/2021 Theo dõi KTCK trên

Lượng hàng hóa thiết yếu tiêu dùng và lưu thông trong tháng dịch đã tăng gấp 3 lần so với tháng thường. Thành phố cũng chuẩn bị lượng hàng hóa sẵn sàng phục vụ người dân trong thời gian 3 tháng.

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 7/2021 đạt hơn 50 tỷ USD

Xử lý nghiêm việc găm hàng thổi giá thực phẩm, rau quả tại thành phố Hà Nội

Theo dõi sát diễn biến thị trường, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu tại Hà Nội

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 181/KH-UBND về bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm và cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian giãn cách xã hội.

Về nguồn hàng, thành phố sẽ huy động tổng lực hàng hóa của các đơn vị doanh nghiệp đóng trên địa bàn và doanh nghiệp các tỉnh, thành phố đã cam kết cung cấp hàng hóa cho Hà Nội; các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường của thành phố.

4731-hanghoa
Ảnh minh họa

Theo đó, dự kiến lượng hàng hóa TP Hà Nội chuẩn bị sẵn sàng phục vụ Nhân dân trên địa bàn trong 3 tháng khoảng 194.000 tỷ đồng. Đồng thời, tập trung mở rộng diện tích sản xuất rau trái vụ, rau vụ đông sớm khoảng 500 - 600ha tại các huyện có đất vùng bãi, diện tích chuyên canh rau, trung bình 80 - 100 ha/huyện, như: Phúc Thọ, Đan Phượng, Chương Mỹ, Mê Linh, Phú Xuyên, Thường Tín, Gia Lâm, Sóc Sơn,...

Mở rộng diện tích sản xuất rau ngắn ngày, rau trái vụ, rau vụ đông sớm khoảng 2.000ha rau ở các huyện: Mê Linh, Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Phúc Thọ,... tập trung sản xuất các loại rau ngắn ngày như rau muống, cải các loại, mùng tơi, rau ngót,...

Duy trì, phát triển đàn bò 164.000 con, phát triển các trại, trang trại bò thịt quy mô lớn của các huyện: Ba Vì, Sóc Sơn, Chương Mỹ; Phát triển đàn lợn đạt 1,6 - 1,8 triệu con, đàn gia cầm đạt 38 - 40 triệu con.

Trong trường hợp các tỉnh, TP thường xuyên cung ứng hàng hóa cho Hà Nội bị hạn chế nguồn cung hoặc bị dịch phải phong tỏa, cách ly… Sở Công Thương, Sở NN&PTNT tiếp tục liên kết với 21 tỉnh, TP phía Bắc và các tỉnh Tây Nguyên thu mua đưa về các kho dự trữ, các điểm bán hàng phục vụ Nhân dân.

Đối với hệ thống cung ứng trên địa bàn TP, trong trường hợp nhiều điểm bán thực phẩm tươi sống (chợ, siêu thị) ngừng kinh doanh cùng một thời điểm, hàng hóa nhiều nơi bị thiếu, TP tiếp tục triển khai ngay 2.500 điểm bán lưu động đã bố trí (nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng, các khu vực đất trống), 472 điểm giao dịch của hệ thống bưu điện, các địa điểm tập kết trung chuyển hàng hóa từ các tỉnh về; đa dạng hình thức bán lưu động.

TP Hà Nội cũng bố trí các khu đất trống cho các tiểu thương trong chợ dân sinh di chuyển địa điểm khi chợ bị dừng hoạt động hoặc cho người dân, doanh nghiệp có nhu cầu bán thực phẩm thiết yếu phục vụ Nhân dân trên địa bàn.

Đồng thời, yêu cầu hệ thống không bán thực phẩm thiết yếu chuyển đổi công năng các điểm bán sang bán lương thực, thực phẩm thiết yếu cho nhân dân. Đăng ký các điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu của doanh nghiệp mở cửa 24/24 giờ sẵn sàng phục vụ Nhân dân khi có sự cho phép của TP.

Lượng hàng hóa thiết yếu tiêu dùng và lưu thông trong tháng dịch tăng gấp 3 lần so với tháng thường bao gồm cả dự trữ. Theo đó, dự kiến lượng hàng hóa thành phố chuẩn bị sẵn sàng phục vụ nhân dân trên địa bàn trong 3 tháng khoảng 194.000 tỷ đồng.

Đáng chú ý, trường hợp nhiều điểm bán thực phẩm tươi sống (chợ, siêu thị) ngừng kinh doanh cùng một thời điểm, hàng hóa nhiều nơi bị thiếu, thành phố tiếp tục triển khai ngay 2.500 điểm bán lưu động đã bố trí như: nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng, các khu vực đất trống, 472 điểm giao dịch của hệ thống bưu điện, các địa điểm tập kết trung chuyển hàng hóa từ các tỉnh về; đa dạng hình thức bán lưu động.

Bên cạnh đó, thành phố cũng bố trí các khu đất trống cho các tiểu thương trong chợ dân sinh di chuyển địa điểm khi chợ bị dừng hoạt động hoặc cho người dân, doanh nghiệp có nhu cầu bán thực phẩm thiết yếu phục vụ nhân dân trên địa bàn. Đồng thời, yêu cầu hệ thống không bán thực phẩm thiết yếu chuyển đổi công năng các điểm bán sang bán lương thực, thực phẩm thiết yếu cho nhân dân…

Minh Phương

Tin liên quan