Gửi tiết kiệm ngân hàng nào lợi nhất khi có 200 triệu đồng?

Cập nhật: 15:19 | 15/07/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Nếu bạn không giỏi trong các mối quan hệ cộng đồng để mở một quán café nhỏ, hoặc bạn cũng chẳng đủ năng khiếu thẩm mỹ để mở một cửa hàng quần áo, thì với số tiền 200 triệu, bạn có thể kiếm được gần 20 triệu đồng/năm với một động tác nhỏ là đem gửi tiết kiệm ngân hàng.

gui tiet kiem ngan hang nao loi nhat khi co 200 trieu dong

Tháng 7/2019: Lãi suất gửi tiết kiệm kỳ hạn 4 tháng ở đâu cao nhất?

gui tiet kiem ngan hang nao loi nhat khi co 200 trieu dong

Tháng 7/2019: Lãi suất ngân hàng nào cao nhất kỳ hạn 5 tháng, 7 tháng?

gui tiet kiem ngan hang nao loi nhat khi co 200 trieu dong

Loạt ngân hàng dừng nhận tiền gửi tiết kiệm của người nước ngoài

Gửi tiết kiệm là một hình thức đầu tư phổ biến hiện nay, được đánh giá là tương đối an toàn và ít rủi ro.

Với hình thức này, khách hàng gửi một khoản tiền vào ngân hàng có mục đích chính đó là tiết kiệm. Tức là đây là một khoản tiền để dành, chưa có kế hoạch sử dụng, chứ không phải khoản tiền cho việc chi tiêu thường xuyên, thanh toán cá nhân. Khách hàng sẽ đạt được một khoản lợi nhuận nhất định từ ngân hàng bằng hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng.

Đặc điểm của gửi tiết kiệm: Thời gian gửi tiền linh hoạt; Khách hàng gửi tiết kiệm tại ngân hàng có thể chọn kỳ hạn gửi tiền tùy theo nhu cầu của mình. Có thể là 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng…Ngày cuối cùng của mỗi kỳ hạn gửi tiền được gọi là ngày đáo hạn. Khi đó, bạn được nhận được khoản tiền lãi từ ngân hàng.

Tuy nhiên, tùy theo nhu cầu, bạn có thể gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có thể tất toán bất cứ lúc nào.

Những lưu ý giúp gửi tiết kiệm hiệu quả

Chọn ngân hàng có lãi suất hấp dẫn

Bạn nên cập nhật lãi suất gửi tiết kiệm của các ngân hàng để chọn ra ngân hàng nào có lãi suất gửi tiết kiệm cao nhất. Từ đó đưa ra lựa chọn tốt nhất cho khoản tiền gửi của mình.

Hình thức gửi tiết kiệm

Hai phương thức gửi tiết kiệm phổ biến hiện nay là:

- Gửi tiết kiệm trực tiếp tại ngân hàng.

- Gửi tiết kiệm online.

Trong đó, hình thức gửi tiết online vẫn được các ngân hàng ưu tiên về lãi suất hơn so với cách gửi tiết kiệm thông thường. Hơn nữa, hình thức gửi tiết kiệm online sẽ giúp khách tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.

Chọn ngân hàng để giao dịch thuận tiện

Nếu như khách hàng không quen sử dụng công nghệ thì có thể gửi tiết kiệm trực tiếp tại ngân hàng. Với hình thức gửi tiết kiệm này, khách hàng nên lựa chọn ngân hàng có nhiều chi nhánh, phòng giao dịch gần nơi mình sinh sống và làm việc nhất để thuận tiện khi đến ngân hàng làm thủ tục gửi tiền, rút tiền gửi tiết kiệm.

gui tiet kiem ngan hang nao loi nhat khi co 200 trieu dong
Gửi tiết kiệm ngân hàng nào lợi nhất khi có 200 triệu đồng?. Ảnh minh họa

Với một phương án kinh doanh phù hợp thì con số 200 triệu đồng bạn có thể tìm được một con số thu nhập kha khá lên tới hàng chục triệu đồng 1 tháng. Nhưng đó là với một phương án kinh doanh tốt, còn nếu bạn chưa thể tìm thấy một phương án kinh doanh nào khả thi thì cũng đừng nóng vội. Trước khi có một quyết định chắc chắn và không phải là người ưa mạo hiểm, sẵn sàng đối mặt với rủi ro lớn bạn có thể chọn một ngân hàng nào đó để gửi số tiền trên vào một tài khoản tiết kiệm. Đây được coi là một kênh đầu tư an toàn và đáng để bạn lưu tâm khi chưa có phương án kinh doanh khả thi. Vậy nếu đem 200 triệu gửi tiết kiệm ngân hàng bạn nên chọn ngân hàng nào bây giờ để mang về được nhiều lợi nhuận nhất?

Theo khảo sát, top 4 ngân hàng TMCP nhà nước được coi là những kênh gửi tiền “an toàn” nhất cho khách hàng, được xác định bằng chỉ số tín nhiệm và quy mô của các ngân hàng.

Bảng lãi suất ngày 13/7 của Vietcombank: kỳ hạn 1 tháng: 4,3%/năm, tương đương 0,35%/tháng (gửi 200 triệu đồng sẽ nhận khoảng 700.000đ tiền lãi/tháng); kỳ hạn 6 tháng: 5,3%/năm; kỳ hạn 12 tháng: 6,5%/năm; kỳ hạn 24 - 36 tháng: 6,5%/năm.

Bảng lãi suất ngày 13/7 của BIDV: kỳ hạn 1 tháng: 4,3%/năm; kỳ hạn 6 tháng: 5,3%/năm; kỳ hạn 12 tháng: 6,9%/năm; kỳ hạn từ 18-36 tháng: 7%/năm.

Bảng lãi suất ngày 13/7 của Vietinbank: kỳ hạn 1 tháng: 4,3%/năm; kỳ hạn 6 tháng: 5,3%/năm; kỳ hạn 12 tháng: 6,8%/năm.

Bảng lãi suất ngày 13/7 của Agribank: kỳ hạn 1 tháng: 4,3%/năm; kỳ hạn 6 tháng: 5,3%/năm; kỳ hạn 12 tháng: 6,6%/năm; kỳ hạn từ 18-24 tháng: 6,8%/năm.

Top 5 ngân hàng được NHNN mua lại 0 đồng và đang trong quá trình tái cơ cấu:

Theo chia sẻ của một nhân viên ngân hàng, những ngân hàng đang nằm trong diện tái cơ cấu thường là những ngân hàng yếu hơn số đông và có nhu cầu cao về huy động vốn. Vì thế mà lãi suất huy động sẽ nhỉnh hơn so với số đông các ngân hàng còn lại và buộc phải chấp nhận lợi nhuận thấp.

Thời gian vừa qua Chính phủ và Quốc hội cũng đã bàn nhiều tới các phương án xử lý với các ngân hàng yếu kém này. Phương án cuối cùng là có thể cho phá sản. Vì thế, khi gửi tiền tại các ngân hàng này khách hàng cần cân nhắc kỹ lưỡng về những cơ hội và cả rủi ro có thể nhận về.

Bảng lãi suất ngày 13/7 của CBbank: kỳ hạn 1 tháng: 5,4%/năm, tương đương 0,45%/tháng (gửi 200 triệu đồng sẽ nhận 900.000đ tiền lãi/tháng); kỳ hạn 6 tháng: 6,453%/năm; kỳ hạn 12 tháng: 6,973%/năm; đặc biệt, kỳ hạn 13 tháng: lãi suất rất cao 7,043%/năm; kỳ hạn 24 tháng: 6,830%/năm.

Bảng lãi suất ngày 13/7 của Oceanbank: kỳ hạn 1 tháng: 5,3%/năm, tương đương 0,44%/tháng (gửi 200 triệu đồng sẽ nhận 880.000đ tiền lãi/tháng); kỳ hạn 6 tháng: 6,5%/năm; kỳ hạn 12 tháng: 7,3%/năm.

Bảng lãi suất ngày 13/7 của GBbank: kỳ hạn 6 tháng: 6,9%/năm; kỳ hạn 12 tháng: 7,3%/năm; kỳ hạn 13 tháng: 7,37%/năm.

Bảng lãi suất ngày 13/7 của Đông Á bank: kỳ hạn 1 tháng: 4,9%/năm; kỳ hạn 6 tháng: 6,02%/năm; kỳ hạn 12 tháng: 6,88%/năm; kỳ hạn 18 tháng: 7,13%/năm; kỳ hạn 24 tháng: 7,01%/năm.

Bảng lãi suất ngày 13/7 của Sacombank: kỳ hạn 1 tháng: 5,0%/năm; kỳ hạn 6 tháng: 5,93%/năm; kỳ hạn 12 tháng: 6,60%/năm; đặc biệt kỳ hạn 13 tháng lãi suất cao vượt trội: 7,28%/năm; kỳ hạn 24 tháng: 6,83%/năm.

Lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay là công cụ để ngân hàng làm ăn, thu lợi nhuận. Chênh lệch giữa lãi suất cho vay càng lớn thì ngân hàng lợi nhuận càng cao. Về phía khách hàng, vay được với lãi suất càng thấp thì chi phí kinh doanh càng thấp và lợi nhuận càng cao; với khách hàng gửi tiền thì gửi được lãi suất càng cao thì lợi nhuận càng lớn. Nhìn bảng so sánh trên, chúng ta có thể thấy lãi suất cho vay của 5 ngân hàng đang trong quá trình tái cấu trúc hay có thể gọi là ngân hàng yếu kém cao hơn khá nhiều so với Top 4 ngân hàng TMCP nhà nước.

Nếu gửi 200 triệu ở kỳ hạn 13 tháng ở Vietcombank, lãi suất bạn được hưởng là 6,5%/năm (hưởng lãi suất 13 triệu đồng/năm), nhưng nếu gửi ở GBbank bạn có thể được hưởng mức lãi suất 7,37%/năm (tương đương 14,7 triệu đồng/năm).

Khi gửi tiền bạn cần chú ý một số điểm sau: Số tiền lãi sẽ không cộng dồn từng tháng để tính lãi cho các tháng tiếp theo. Chỉ được cộng dồn khi hết kỳ hạn gửi mà bạn không lĩnh tiền và ngân hàng sẽ tự động gia hạn với 1 kỳ hạn mới bằng với kỳ hạn mà bạn đã đăng ký trước đó.

Nếu bạn rút tiền trước kỳ hạn (trước ngày đến hạn) dù chỉ 1 ngày thì toàn bộ số tiền lãi của bạn cũng sẽ quy về lãi suất không kỳ hạn với tiền lãi rất ít, có thể là 0,2 hoặc 0,3%.

Bạn cũng cần lưu ý một quy định về bảo hiểm tiền gửi tại các tổ chức tín dụng. Mới đây, thủ tướng Chính phủ đã có quyết định nâng hạn mức trả bảo hiểm tiền gửi. Theo đó, từ ngày 5/8/2017, số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả khoản tiền gửi theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi gồm cả gốc và lãi của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là 75 triệu đồng. Điều này có nghĩa là khi ngân hàng bạn gửi tiền công bố phá sản, bạn sẽ được nhận về tối đa 75 triệu đồng dù số tiền gửi gốc và lãi của bạn lớn hơn 200 triệu đồng. Đây cũng là một tiêu chí để bạn lựa chọn những ngân hàng uy tín thay vì chỉ nghĩ tới lãi suất cao.

Hoài Dương