Grab thâu tóm Uber tại Việt Nam không phạm luật

Cập nhật: 14:57 | 19/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Hội đồng xét xử vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi tập trung kinh tế của Công ty TNHH GrabTaxi và Công ty TNHH Uber Việt Nam vừa thông báo kết quả phiên điều trần xử lý vụ việc, theo đó việc Grab mua Uber không cấu thành hành vi tập trung kinh tế.  

grab thau tom uber tai viet nam khong pham luat

Grab Food đẩy mức lỗ của Now tăng gấp 4 lần, lên 432 tỷ chỉ sau 1 năm

grab thau tom uber tai viet nam khong pham luat

Lai rai câu chuyện "kinh doanh vận tải" của các nhà xe công nghệ

grab thau tom uber tai viet nam khong pham luat

Liên tiếp bê bối: Grab "ngấm đòn" xử phạt

Theo đó, ngày 11/6, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đã mở phiên điều trần kín xử lý vụ việc này tại Phòng điều trần của Hội đồng Cạnh tranh (địa chỉ số 23 Ngô Quyền, Hà Nội).

Đến ngày 17/6, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đã công bố tới các bên Quyết định số 26/QĐ-HĐXL về việc xử lý vụ việc cạnh tranh nêu trên.

Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đã ban hành Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, trong đó khẳng định do chưa đủ yếu tố cấu thành hành vi tập trung kinh tế nên bên bị điều tra không vi phạm Luật Cạnh tranh.

grab thau tom uber tai viet nam khong pham luat
Grab mua lại Uber không cấu thành hành vi tập trung kinh tế

Trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, các bên có quyền khiếu nại lên Hội đồng Cạnh tranh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh được ban hành.

Hồi giữa tháng 5, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã ban hành quyết định điều tra chính thức vụ tập trung kinh tế giữa Grab và Uber tại thị trường Việt Nam.

Trước đó, đơn vị này đã tiến hành điều tra sơ bộ và kết quả cho thấy, việc tập trung kinh tế giữa hai doanh nghiệp gọi xe khiến thị phần vượt ngưỡng 50% nên có dấu hiệu vi phạm quy định về tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh 2004.

Theo quy định Luật Cạnh tranh, trường hợp thị phần kết hợp của các bên chiếm từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan mà không thông báo cho cơ quan cạnh tranh trước khi thực hiện, doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế sẽ bị phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Nếu vượt quá 50% thì giao dịch có khả năng bị cấm thực hiện.

Tuy nhiên, khi đó, GrabTaxi gửi văn bản giải trình cho biết, thị phần kết hợp của Grab và Uber trên thị trường liên quan tại Việt Nam thấp hơn 30%. Đồng thời, Grab cho rằng các bên tham gia giao dịch "không phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành và hoàn tất tại Việt Nam".

Cuối tháng 3/2018, Grab thâu tóm lại toàn bộ hoạt động của Uber tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Đổi lại, Uber trở thành cổ đông sở hữu 27,5% cổ phần của Grab.

Minh Dương