Lai rai câu chuyện "kinh doanh vận tải" của các nhà xe công nghệ

Cập nhật: 06:00 | 04/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Đến nay vẫn còn hai luồng ý kiến khác nhau về quy định liên quan đến xe công nghệ khi một bên cho rằng xe công nghệ không phải là hoạt động kinh doanh vận tải và một nhóm ý kiến hoàn toàn trái ngược...

lai rai cau chuyen kinh doanh van tai cua cac nha xe cong nghe

Chuyên gia khẳng định, Grab là loại hình kinh doanh vận tải có tổ chức

lai rai cau chuyen kinh doanh van tai cua cac nha xe cong nghe

Đại diện Grab: Không cần thiết phải "đội mũ" cho Grab taxi

lai rai cau chuyen kinh doanh van tai cua cac nha xe cong nghe

Ứng dụng Emddi giúp taxi truyền thống cạnh tranh với app gọi xe công nghệ

"Đau đầu” định danh khái niệm

Xuyên suốt cuộc “đại chiến” giữa taxi truyền thống và ứng dụng gọi xe như Grab, Uber… đó là vấn đề “định danh” mô hình mới.

Một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới đã “gọi tên” và đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp đối với những mô hình hoạt động như Uber, Grab. Trong khi đó, Việt Nam vẫn có khá lúng túng với vấn đề này.

lai rai cau chuyen kinh doanh van tai cua cac nha xe cong nghe

Sau tới 6 lần chỉnh sửa, dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô do Bộ GTVT vẫn phải đưa ra 2 phương án và cho biết “thiên” về siết quản lý Grab… như taxi truyền thống.

Cụ thể, theo Bộ GTVT, sau khi lấy ý kiến từ nhiều cơ quan đã nhận được phải hồi theo hai nhóm. Cụ thể, nhóm thứ nhất, Tổ công tác của Chính phủ, các hiệp hội taxi yêu cầu hoạt động của Grab (xe dưới 9 chỗ thí điểm hợp đồng điện tử) cần có các quy định chặt chẽ, chịu sự quản lý như taxi, không thể gọi là loại hình "Hợp đồng điện tử" vì không có trong quy định của Luật Giao thông đường bộ.

Theo đó, toàn bộ ô tô dưới 9 chỗ kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng điện tử thì phải quy định lộ trình thực hiện cấp đổi phù hiệu taxi và thực hiện các quy định kinh doanh của taxi.

Trong khi đó, nhóm ý kiến thứ hai do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và một số chuyên gia kinh tế đề nghị xe dưới 9 chỗ hoạt động vận tải khách có ứng dụng phần mềm sẽ được quản lý theo hợp đồng vận tải điện tử và bổ sung quy định taxi điện tử.

Vậy cuối cùng các hãng như Grab, GoViet… sẽ là doanh nghiệp công nghệ hay doanh nghiệp vận tải?

"Cần khẳng định họ đang kinh doanh vận tải"

Thêm một ví dụ cụ thể là tại phiên tòa xét xử vụ Vinasun kiện Grab cách đây vài tháng, vấn đề này cũng gây nhiều tranh cãi và cũng chính là nút thắt mọi vấn đề. Phía Grab cho biết chỉ kinh doanh phần mềm, công nghệ nhưng phía Vinasun vẫn bảo lưu quan điểm rằng Grab hoạt động như một doanh nghiệp vận tải taxi...

lai rai cau chuyen kinh doanh van tai cua cac nha xe cong nghe
Theo ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, những dịch vụ như Uber, Grab hoặc tương tự đều được coi là kinh doanh vận tải

Nếu Grab chỉ đơn thuần là một ứng dụng công nghệ để kết nối hành khách với tài xế thì người dùng chỉ đơn thuần dùng Grab để kết nối, còn việc thỏa thuận đi đâu về đâu, giá cả ra sao, thanh toán thế nào sẽ tự do người dùng thỏa thuận. Nhưng trên thực tế việc quyết định giá cước cùng với quy định chiết khấu tới hơn 20% đối với tài xế khiến Grab có thể hưởng lợi vô cùng lớn.

Trả lời trên báo chí, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, những dịch vụ như Uber, Grab hoặc tương tự đều được coi là kinh doanh vận tải và sẽ phải thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải theo pháp luật Việt Nam. Uber, Grab tham gia kinh doanh loại hình vận tải nào, phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của loại hình vận tải đó.

Ông Hùng cũng cho rằng, tại Việt Nam, Grab và Uber đang điều hành và định giá cước vận tải, vì vậy cần khẳng định họ đang kinh doanh vận tải. Dịch vụ vận tải bao gồm những công đoạn, tìm kiếm khách hàng, kết nối giữa khách hàng với người làm vận tải, định giá vận tải, thỏa thuận, vận chuyển, thanh toán. Uber, Grab chỉ mua công đoạn vận chuyển, còn việc công bố dịch vụ, tên sản phẩm, điều hành sản phẩm theo yêu cầu về chất lượng của khách hàng, đến việc thỏa thuận, thanh toán đều do họ thực hiện, cho nên bản chất Uber và Grab là kinh doanh vận tải.

Căn cứ trên thực tế hoạt động của Grab hiện nay, rõ ràng đây không phải là mô hình công ty công nghệ thuần tuý, cũng không phải hoàn toàn mang tính chất môi giới kinh doanh như các ứng dụng gọi xe khác. Grab chính là đơn vị quyết định giá cước chuyến đi theo thời điểm dựa trên các thuật toán mà có thời điểm giá cước có thể tăng cao 3 - 5 lần so với thông thường, giá cước này các tài xế hoàn toàn không biết trước mà chỉ hiển thị cho khách hàng khi đặt xe.

Không phủ nhận, loại hình dịch vụ vận tải Uber, Grab hay những doanh nghiệp hoạt động tương tự mang đến lợi ích nhất định cho người dân và làm thay đổi không nhỏ thị trường vận tải. Song cũng tồn tại nhiều vấn đề cần phải xem xét tổng thể để có phương thức quản lý phù hợp, hạn chế tối đa những phát sinh tiêu cực.

"Xe công nghệ là doanh nghiệp kinh doanh vận tải"!

Trao đổi bên lề cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ cuối tuần qua về loại hình xe công nghệ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng, việc áp dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh vận tải là cấp thiết.

lai rai cau chuyen kinh doanh van tai cua cac nha xe cong nghe

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng, xe công nghệ là doanh nghiệp kinh doanh vận tải

Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ vừa qua, Thủ tướng đã giao cho Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tiếp tục lấy ý kiến để sớm hoàn thiện quy định việc sửa đổi Nghị định 86 về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô, nhất là những vấn đề liên quan đến “xe công nghệ”.

Đến nay vẫn còn hai luồng ý kiến khác nhau về quy định liên quan đến xe công nghệ khi một bên cho rằng xe công nghệ không phải là hoạt động kinh doanh vận tải và một nhóm ý kiến hoàn toàn trái ngược...

Theo Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ vào hoạt động kinh doanh vận tải là cấp thiết song cần “làm sao cũng phải tăng cường các giải pháp để quản lý doanh nghiệp dùng công nghệ trong hoạt động vận tải, nhất là trách nhiệm nộp thuế cho nhà nước”.

Trả lời câu hỏi các doanh nghiệp áp dụng công nghệ có bị xác định là doanh nghiệp kinh doanh vận tải, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định: “Chắc chắn phải là doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Không thể nói khác được”.

lai rai cau chuyen kinh doanh van tai cua cac nha xe cong nghe
Bộ trưởng, Chủ nhiện Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Trước đó, Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cũng đã có văn gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiến nghị sớm xem xét ban hành Nghị định thay thế Nghị định 86 về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô do Nghị định này chưa làm rõ vấn đề này nên có đơn vị lúc thì nói chỉ là cung ứng dịch vụ kết nối; lúc thì nói là kinh doanh vận tải; lúc thì nhận là cùng đơn vị vận tải hợp tác kinh doanh, dẫn tới khe hở lớn về trách nhiệm duy trì điều kiện kinh doanh vận tải; công tác đảm bảo An toàn giao thông; quyền lợi của người lao động và đặc biệt là nghĩa vụ thuế với nhà nước không được thực hiện đầy đủ.

Vì vậy, Hiệp hội đề nghị cần quy định tại dự thảo Nghị định lần này để xác định rõ ai là chủ thể kinh doanh vận tải, từ đó sẽ xác định được các quyền và nghĩa vụ liên quan đến chủ thể kinh doanh như: dòng doanh thu, nghĩa vụ với người lao động, nghĩa vụ thuế .

Văn Thắng

Tin cũ hơn
Xem thêm