Giao tiếp giữa nhà quản lý và nhân viên như thế nào là hiệu quả?

Cập nhật: 10:34 | 14/02/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Kỹ năng giao tiếp là yếu tố mang lại kết quả bất ngờ và hiệu quả cao về mặt kinh tế cho doanh nghiệp/tổ chức cũng như chất lượng công việc. Vậy giao tiếp giữa nhà quản lý và nhân viên như thế nào là hiệu quả?  

giao tiep giua nha quan ly va nhan vien nhu the nao la hieu qua Làm sao để nâng cao khả năng giao tiếp cho người nhút nhát?
giao tiep giua nha quan ly va nhan vien nhu the nao la hieu qua Những câu “giao tiếp” đơn giản giúp bạn không bị mất lòng người khác (2)
giao tiep giua nha quan ly va nhan vien nhu the nao la hieu qua Những câu “giao tiếp” đơn giản giúp bạn không bị mất lòng người khác (P1)

1. Hãy trở thành một người lắng nghe tốt

Hãy chú ý lắng nghe các nhân viên của bạn. “Nghe có vẻ rất đơn giản, nhưng đây là một trong những thiếu sót giao tiếp lớn nhất mà các nhà quản lý thường mắc phải”, – Maureen Dolan Rosen, một chuyên gia nhân sự tại hãng Chapel Hill cho biết. Người ta thường nói nhiều hơn nghe. Nhưng nếu ở trong cương vị một người lãnh đạo thì bạn cần nghe nhiều hơn nói. Khai thác những chia sẻ của nhân viên về công ty, công việc và ngay cả bạn là điều cần thiết. Vì vậy, bạn nên khơi nguồn “cảm xúc” cho họ.

giao tiep giua nha quan ly va nhan vien nhu the nao la hieu qua
Ảnh minh họa

2. Định kỳ đưa ra các phản hồi, ý kiến đánh giá

Đừng để nhân viên bất ngờ hay “ngơ ngác” trước những đánh giá của bạn vào cuối năm. Hãy thường xuyên đưa ra những ý kiến đánh giá vào tuần, tháng. Họ nên biết trước và sẵn sàng lắng nghe các ý kiến của bạn rằng có một vài điều cần phải cải thiện nhằm đáp ứng nhu cầu công việc tốt hơn. Những buổi đánh giá thường niên nên là nơi bạn tổng kết lại và cùng với các nhân viên thảo luận phương hướng hành động trong thời gian tới.

3. Truyền tải thông tin một cách chính xác

Hãy chú ý đừng thay đổi quá nhiều các yêu cầu mà bạn muốn nhân viên thực hiện. Thay đổi yêu cầu một cách “chóng mặt” sẽ khiến cho nhân viên hoang mang không biết nên thực hiện theo chỉ thị nào của bạn. Bạn nên hiểu rằng nếu bạn giải thích mơ hồ với nhân viên thì chắc chắn kết quả sẽ không như bạn mong muốn.

4. Trò chuyện với nhân viên về công việc

Cách giao tiếp với nhân viên tốt nhất là nên thường xuyên trò chuyện với nhân viên sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi các vấn đề phát sinh. Điều này không chỉ cho thấy bạn đang quan tâm đến họ mà còn cho họ thấy cần phải nỗ lực hơn nữa để công việc trở nên tốt hơn.

5. Xử lý phản hồi của nhân viên

Bạn có thể không đồng ý với tất cả những ý kiến phản hồi của nhân viên. Nhưng hãy đón nhận nó một cách nhẹ nhàng. Phản ứng bác bỏ hoàn toàn là một hành động không nên làm. Thay vào đó, bạn cần nói với nhân viên rằng bạn sẽ dành thời gian để suy nghĩ về những ý kiến đóng góp, và chắc chắn sẽ có câu trả lời. Sau đó hãy làm đúng như vậy.

Các nhân viên luôn cảm kích với thái độ giao tiếp và tình cảm chân thành của bạn trước những ý kiến đóng góp của họ, thậm chí là khi bạn không đồng tình với họ. Nói chung, việc tự rèn luyện các kỹ năng giao tiếp cộng với nỗ lực điều chỉnh bản thân dựa trên những phản hồi của nhân viên sẽ giúp bạn hoàn thiện chính mình trong vai trò một nhà lãnh đạo, nhà quản lý. Một “ông sếp” như thế chắc chắn sẽ được nhân viên tín nhiệm, và hiệu quả kéo theo của lòng tin đó là nhân viên sẽ không bỏ bạn mà đi.

6. Khiển trách tế nhị

Nếu nhân viên có mắc một lỗi lầm nào đó, bạn không nên lớn tiếng chỉ trích nhân viên trước cả công ty. Điều đó chỉ khiến nhân viên ghét bạn vì làm họ mất mặt. Cách tốt nhất là nên gọi nhân viên đó vào phòng riêng, đưa ra những thiếu sót và đề ra hướng khắc phục. Hãy khiến nhân viên của bạn “tâm phục, khẩu phục”. Đó là điều mà nhà lãnh đạo cần làm.

7. Tạo mối quan hệ thân tình giữa sếp và nhân viên

Những bữa tiệc nhỏ thân mật trong công ty cũng là dịp để bạn tạo mối quan hệ tốt với nhân viên. Trong lúc này bạn không phải trong vai trò của một ông sếp hay bà sếp mà bạn là người bạn. Đừng quên hỏi thăm hoàn cảnh của từng nhân viên, chia sẻ cuộc sống hiện tại của mình với họ. Một khi bạn đã hiểu hơn về từng nhân viên của mình thì bạn sẽ có cách làm việc với họ hiệu quả hơn. Một lãnh đạo giỏi không phải là một người có giọng nói to, la lớn hay quát mắng nhân viên khiến họ sợ “xanh mặt”. Một lãnh đạo giỏi là một lãnh đạo phải làm cho nhân viên mình phải phục về tài năng và đạo đức.

Nhân Mã

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm