Giai thoại về người con gái "sát phu" nhất Việt Nam, lấy người nào là người đó bỏ mạng

Cập nhật: 13:05 | 16/09/2023 Theo dõi KTCK trên

Vào đầu thập niên 1920, ở miền Tây sông nước có lời đồn thổi về một người con gái tuổi Dần tuy đã qua 4 đời chồng nhưng vẫn còn trinh tiết. Không biết có phải vì cô tuổi Dần “sát chồng” hay chỉ là sự trùng hợp mà cứ sau khi “coi mắt”, trong thời gian chờ cưới, các “chú rể” vì những lý do khác nhau mà tử vong.

Giai thoại về người con gái
Về lại dòng sông Bảo Định (TP. Tân An, tỉnh Long An) nối liền sông Tiền và sông Vàm Cỏ

Ngược dòng lịch sử

Về lại dòng sông Bảo Định (TP. Tân An, tỉnh Long An) nối liền sông Tiền và sông Vàm Cỏ, xẻ dọc đôi bờ chia nhánh xuông về miền biển đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây, một thời ghi dấu ấn khó phai về người thiếu nữ Tư Thảo sắc nước hương trời nhưng lại mang số kiếp tủi nhục với 4 lần sang ngang. Sở dĩ người ta cho rằng, cô Thảo qua 4 lần lấy chồng rồi mà vẫn còn trinh vì vào thời ấy, đầu thập niên 1920, người con gái sau khi “coi mắt” là coi như đã có chồng. Vì thế, cô Tư Thảo đã có 4 lần coi mặt qua bà mai nhưng chưa lần nào được hưởng trọn vẹn hạnh phúc của đêm tân hôn. Chú rể vì nhiều lý do mà bỏ mình trước ngày cười khiến cô Thảo chưa làm dâu đã thành góa phụ, mang tiếng có chồng.

Xung quanh giai thoại về cô Tư Thảo “có chồng 4 lần mà vẫn còn trinh”, sau này những người lớn tuổi ở Tân An kể lại có nhiều điểm dị biệt, nhưng khá giống nhau ở chỗ cô đã 4 lần đính hôn và cả 4 lần chú rể đều chết yểu và chuyện chìm đò làm chết chú rể khi nhà trai chuẩn bị bước chân lên nhà gái để rước dâu. Theo cụ Tám Oanh, người đã sống cuộc đời gần 90 năm bên bờ sông Bảo Định, thì khi ông lớn lên đã nghe cha mẹ kể về chuyện cô Tư Thảo 4 lần có chồng...

Theo đó, cô Tư tuổi dần, sinh năm 1902, là người con gái đẹp người, đẹp nết, thêu thùa may vá thật khéo tay, cô mở tiệm may ngay bên bờ sông Bảo Định cách không xa bến đò. Năm 17 tuổi, lần đầu tiên cô Tư được người mai mối với một thanh niên ở Bến Lức, cách Tân An khoảng 15 cây số.

Theo tập tục của người dân Nam bộ thời ấy, sau khi bà mai gặp gỡ gia đình 2 bên để bằng “miệng lưỡi” của mình mà thuyết phục chuyện hôn nhân, là đến thủ tục gọi là “coi mắt”, nếu sau khi “coi mắt” mà 2 bên đều ưng ý, thì sẽ tiến tới chuyện nhà trai sang bỏ rượu, rồi đám hỏi, trước khi lễ cưới chính thức được tiến hành. Thông thường, từ ngày coi mắt cho tới ngày cưới là khoảng 1 - 2 năm, có khi kéo dài tới 3 năm, tùy theo điều kiện của nhà gái, nhưng hiếm khi nào sớm hơn 1 năm.

Dòng sông Bảo Định nối liền sông Tiền và sông Vàm Cỏ, nó chảy ngang và chia cắt thị xã Tân An (nay là thành phố Tân An) ra làm 2 phần bằng nhau. Bây giờ ở thành phố Tân An đã có 4 chiếc cầu bắc qua sông Bảo Định nối liền 2 phần của thành phố, đó là: cầu Đúc, cầu Dây, cầu Trương Định và cống đập Bảo Định. Vào cái thời diễn ra câu chuyện “có chồng 4 lần mà vẫn còn trinh”, chưa có chiếc cầu nào bắc qua sông Bảo Định, người dân 2 bên sông muốn qua lại phải dùng đò ngang, và chính 1 chiếc đò ngang qua sông đã làm chết 1 trong 4 chú rể của câu chuyện đang kể, khi anh trên đường đến nhà gái để đón dâu. Đó là lần người con gái trong câu chuyện gần với đêm tân hôn nhất, khi mà tiệc “nhóm họ” bên nhà gái đã đãi xong, chuẩn bị đợi nhà trai đến để đưa dâu. Vậy mà chú rể vẫn cứ chết như 3 lần trước.

Giai thoại về người con gái
Những cô gái miền Tây có vẻ đẹp "sắc nước hương trời". Ảnh minh họa

Quá hoang mang và thất vọng, cộng với những lời đàm tiếu của người dân trong vùng, cô Tư Thảo (tên người con gái trong câu chuyện) đã bỏ xứ Tân An đi về miệt Gia Định - Đồng Nai, sau đó không còn ai biết gì về cô nữa, nhưng câu chuyện cô 4 lần có chồng mà vẫn còn trinh thì vẫn còn lưu truyền mãi ở Tân An đến ngày nay.

Những chàng rể yểu mệnh

Nhà cô Thảo ở ngay bên kia sông qua một chiếc cầu Đúc là tới. Buổi sáng đẹp trời cách nay gần thế kỉ, có một đám cưới diễn ra ngay trên dòng sông Bảo Định. Chú rể ở miệt Thủ Thừa, họ đi đón dâu bằng ngựa xuống Thành phố Tân An rồi thuê xuồng chở qua sông đón dâu. Đám cưới tổ chức linh đình, kèn, pháo rộn ràng, người người đua chen chúc tụng. Đoàn người đón dâu khoảng 30 người, họ chia làm 3 xuồng hướng nhà gái thẳng tiến. Chiếc đi đầu gồm bà mai, ba mẹ chú rể và những người trưởng tộc, đại diện họ nhà trai. Chiếc thứ hai chở chú rể và đội bưng lễ. Chiếc cuối cùng là bà con, bạn bè thân thuộc nhà trai. Dòng sông tuy không rộng nhưng dòng nước chảy xiết mạnh. Cánh chèo đò phải cật lực chèo để giữ thăng bằng và đưa xuồng qua sông.

Khi chiếc thứ nhất chở bà mai và đại diện cập bến thì tiếng pháo đám cưới nổ vang chào mừng hai họ. Trên chiếc xuồng thứ haiK, một thanh niên do giật mình vì tiếng pháo nổ lớn bất ngờ quá nên bị chao đảo làm cho xuồng cũng ngả nghiêng theo. Khi không còn thăng bằng nữa thì xuồng bị lật. Mọi người ngã nhào xuống sông. Lúc ấy chỉ cách bờ chừng 10m, lập tức trai làng nhảy xuống cứu những người bị chìm, mọi người được cứu cả nhưng chẳng may một thanh niên và chú rể thì bị dòng xoáy nhấn chìm xuống đáy sông mất tích. Hơn một ngày sau, xác chú rể nổi lên ở sông Vàm Cỏ Tây cách đó chừng hơn cây số. Vậy là đám cưới trở thành đám tang với những tiếng khóc ai oán, tỉ tê của người thân chú rể. Cô Tư Thảo tuy chưa một lần bái tổ tiên nhưng cũng về nhà chịu tang chồng. Sau đó 3 tháng, cô Thảo xin phép nhà chồng cho cô xả tang để về nhà với bố mẹ đẻ.

Lần thứ hai là một chàng trai người Bến Lức, mặc áo khăn dài được bà mai và cha mẹ đưa tới Tân An để coi mắt người con gái. Theo tập tục của người dân Nam Bộ thì sau khi bà mai gặp gỡ gia đình đôi bên để thỏa thuận. Nếu sau khi coi mắt mà hai bên đồng ý thì sẽ tiến tới chuyện nhà trai sang bỏ rượu rồi đám hỏi và một năm hoặc hơn thì tổ chức lễ cưới. Sau chuyến coi mắt ưng ý, nhà trai ra về chờ ngày báo hỷ. Bà mai hí hửng vì lần này trai tài đã bén duyên với gái sắc. Nhưng khi bà mai chưa bước ra khỏi nhà cô Tư Thảo thì nghe được hung tin, chú rể bị tai nạn tàu hỏa đụng bật ra ngoài gây chấn thương sọ não. Thời bấy giờ y học không phát triển như ngày nay nên sau thời gian hôn mê, chú rể đã vĩnh viễn ra đi. Cô Thảo ở tuổi 17 đã trải qua 2 đời chồng mà vẫn chưa một lần được hưởng hạnh phúc.

Chàng rể thứ 3 thì lại chết một cách oái oăm. Số là lần đó, sau khi đi coi mặt, làm lễ ăn hỏi xong rồi chỉ chờ ngày cưới vợ đẹp nữa là êm ấm. Một lần, chú rể đi xem đá banh và chết một cách đột ngột khiến mọi người không tin là sự thật. Hai đội đang hăng say đấu đá bất phân thắng bại thì trái banh văng ra ngoài xa. Chú rể xung phong chạy đi nhặt banh nhưng khi vừa cầm trái banh lên thì anh ta đứng khựng lại như trời trồng. Mọi người kêu gọi, hối thúc đưa banh vào sân để tiếp tục đá cũng không thấy động tĩnh gì. Bực mình, một thanh niên chạy tới định giật lấy trái banh thì phát hiện bạn mình cứng đơ người, mồm há hốc, bọt miệng trào ra trắng xóa, anh ta đã chết từ lúc nào.

Giai thoại về người con gái
Một lễ đón dâu tại vùng sông nước. Ảnh minh họa

Khoảng vài năm sau, có một chàng trai quê Kiên Giang đã luống tuổi nhưng chưa vợ được sự mai mối nên biết tới cô Thảo. Anh tràng này tuy ở xa nhưng cũng biết thông tin về cô Tư nhưng anh vốn không tin vào mê tín nên quyết thử vận may một phen. Gia đình cô Thảo lúc đầu thấy ái ngại nhưng trước sự nhiệt thành của nhà trai nên cũng gật đầu ưng ý. Lễ coi mặt diễn ra chóng vánh, trai ưng, gái thuận. Lần này, họ phá lệ, ăn hỏi xong 3 tháng sẽ tổ chức đám cưới luôn chứ không chờ phải 1 năm như tập tục. Ngày đám hỏi, nhà trai kéo về nhà gái rất đông. Họ uống rượu, chức mừng và cũng hồi hộp chờ đợi xem có sự có nào đối với chú rể không. Tiệc mừng tan, trai làng say khướt riêng chú rể vẫn tỉnh táo và còn đưa hết các bạn bè của mình về tận nhà. Một ngày trôi qua êm đẹp, không xảy ra điều xấu như một số người vẫn tiên đoán. Chú rể sau một cuộc vui, thỏa mãn vì chuẩn bị cưới được vợ đẹp lại hiền nên đặt mình xuống là ngủ rất say. Sáng sớm hôm sau, khi mặt trời đã lên cao mà chú rể vẫn chưa dậy, đứa em gái vào buồng lay gọi anh trai dậy thì hỡi ôi, ông anh đã chết từ bao giờ, người cứng đờ, lạnh cóng. Người ta bảo do tối hôm trước anh ta uống rượu nhiều về ngủ lại không đóng cửa sổ nên trúng gió chết.

Vậy là qua 4 lần làm cô dâu, chuẩn bị về nhà chồng thì tai nạn thương tâm sẩy ra. Cô Tư Thảo từ ngày đó không còn thấy xuất hiện trong làng nữa. Người ta kể lại, cô xin gia đình cho đi làm ăn xa và từ đó không thấy cô quay trở về làng. Rõ ràng đó chỉ là sự ngẫu nhiên và một phần người vùng sông nước còn nặng nề những tập tục cổ hủ khó thay đổi. Ngày nay, khi cuộc sống mới, những người con gái vùng sông nước này không phải chịu cái cảnh sát phu để rồi chịu tiếng oan muôn đời như Tư Thảo.

Đi tìm lời giải cho tình trạng “ế dài” ở sân bay Cần Thơ

Từ ngày 4/5/2023 đến nay, tại sân bay quốc tế Cần Thơ, các hãng hàng không đã ngưng khai thác đường bay đến Thanh Hóa ...

Bi kịch của lối sống sai lệch: Mải mê sống ảo, quên luôn sống thật

Hiện tượng sống ảo đã trở thành trào lưu khi nhiều người trẻ dù ở bất cứ đâu cũng có thể chụp ảnh “tự sướng” ...

"Hô biến" thực phẩm chay thành vị mặn "trong một nốt nhạc"

Loại hương liệu ‘’thần thánh’’ này chỉ được bày bán ở các chợ lớn như Kim Biên, Bình Tây… chứ gần như không có ở ...

Tuệ Minh

Tin liên quan