Giá xăng dầu hôm nay 1/10/2022: Lấy lại đà tăng

Cập nhật: 06:22 | 01/10/2022 Theo dõi KTCK trên

Ghi nhận vào lúc 6h ngày 1/10 (theo giờ Việt Nam), giá xăng dầu thế giới lấy lại đà tăng chủ yếu do lo ngại nguồn cung dầu thắt chặt vào những tháng cuối năm khi nhu cầu năng lượng vào mùa đông tăng và các biện pháp trừng phạt, cấm vận dầu thô Nga của EU, G7 có hiệu lực.

Giá xăng dầu hôm nay 29/9/2022: Quay đầu tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay 30/9/2022: Thị trường "rực đỏ"

Giá xăng nhập "rớt" xuống đáy, xăng trong nước sẽ giảm mạnh trong kỳ điều chỉnh tới?

Cụ thể, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 11/2022 đứng ở mức 81,66 USD/thùng, tăng 0,43 USD/thùng trong phiên. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 11/2022 đứng ở mức 88,49 USD/thùng, tăng 0,29 USD/thùng trong phiên.

Giá dầu lấy lại đà tăng chủ yếu do lo ngại nguồn cung dầu thắt chặt vào những tháng cuối năm khi nhu cầu năng lượng vào mùa đông tăng và các biện pháp trừng phạt, cấm vận dầu thô Nga của EU, G7 có hiệu lực.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Thị trường cũng đang đặt kỳ vọng vào triển vọng nhu cầu tiêu thụ dầu ở Trung Quốc phục hồi và OPEC+ có thể cắt giảm thêm sản lượng dầu tại cuộc họp chính sách dự kiến diễn ra vào ngày 5/10 tới.

Ở diễn biến mới nhất, JP Morgan đã đưa dự báo giá dầu Brent sẽ phục hồi lên mức 101 USD/thùng vào quý IV/2022. Goldman Sachs thậm chí còn lạc quan hơn khi vào đầu tháng này đã đưa ra dự báo giá dầu Brent ở mức 125 USD/thùng.

Nga mới đây cũng đưa đề xuất OPEC+ cắt giảm sản lượng hiện nay thêm 1 triệu thùng/ngày. Các vụ tấn công vào đường ống khí đốt từ Nga cung cấp cho châu Âu được cảnh báo sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng thiếu hụt nguồn cung năng lượng trong khu vực, qua đó sẽ thúc đẩy việc tìm kiếm các nguồn năng lượng khác, trong đó có dầu thô, ở khu vực.

Giá dầu cũng được hỗ trợ bởi đồng USD mất giá mạnh nhờ kỳ vọng Fed sẽ "nhẹ tay" hơn trong việc tăng lãi suất và Anh, Trung Quốc có nhiều biện pháp hỗ trợ đồng nội tệ. Lượng dầu dự trữ trong các kho dự trữ chiến lược của Mỹ ở mức thấp trong nhiều thập niên cũng là nhân tố hỗ trợ giá dầu đi lên.

Tại thị trường trong nước, sau quyết định điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, giá xăng dầu tiếp tục giảm. Cụ thể, từ 15h ngày 21/9, mỗi lít xăng RON 95 giảm 630 đồng, về mức 22.580 đồng/lít và E5 RON 92 là 21.780 đồng/lít, tức giảm 450 đồng/lít.

Giá dầu diesel giảm mạnh hơn, với mức 1.650 đồng một lít, có giá bán tối đa là 22.530 đồng/lít. Tương tự, mỗi lít dầu hỏa cũng giảm 1.970 đồng, còn 22.440 đồng/lít. Dầu mazut giảm 380 đồng/kg, chỉ còn 14.650 đồng.

Tại kỳ này, cơ quan điều hành trích lập quỹ bình ổn với xăng là 450-451 đồng/lít, còn dầu là 300-741 đồng/lít hoặc kg. Sau khi giảm, giá xăng đã về mức giá tương đương tháng 10/2021.

Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu đã trải qua 25 lần điều chỉnh với 13 lần tăng, 11 lần giảm và một lần giữ nguyên. Riêng giá xăng đã có kỳ giảm giá lần thứ 8 từ đầu tháng 7.

Trong nước, các chính sách, quy định liên quan đến việc điều hành thị trường xăng dầu tiếp tục được quan tâm. Tại phiên họp ngày 19/9, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Luật giá (sửa đổi), trong đó vẫn duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Trong khi, quỹ này trước đó đã từng nhiều lần được các doanh nghiệp, chuyên gia đề xuất bỏ để giúp thị trường minh bạch, lành mạnh hơn.

Liên quan đến việc điều hành giá xăng dầu, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái mới đây cũng chỉ đạo Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu các phương án để giảm thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng xăng dầu.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Minh Phương