Giá hồ tiêu hôm nay 30/4: Tăng 500 đồng/kg

Cập nhật: 08:12 | 30/04/2020 Theo dõi KTCK trên

KTCKVN - Giá hồ tiêu Tây Nguyên và miền Nam hôm nay tăng mạnh 500 đồng tại hai địa phương. Hiện, giá tiêu tại Tây Nguyên và miền Nam cao nhất ở ngưỡng 39.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  37.000 đồng/kg tại Gia Lai, Đồng Nai.

gia ho tieu hom nay 304 tang 500 dongkg

Giá hồ tiêu hôm nay 29/4: Cao nhất ở mức 39.500 đồng/kg

gia ho tieu hom nay 304 tang 500 dongkg

Giá hồ tiêu hôm nay 28/4: Đầu tuần lặng sóng

gia ho tieu hom nay 304 tang 500 dongkg

Giá hồ tiêu hôm nay 27/4: Đứng giá

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) ở mức 38.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là nơi có giá tiêu cao nhất vùng khi giao dịch ở ngưỡng 39.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước thu mua ở mức 38.500 đồng/kg.

Riêng, giá tiêu tại Gia Lai và Đồng Nai tăng 500 đồng/kg lên mức 37.500 đồng/kg. Tuy nhiên, đây vẫn là mức giá thấp nhất tại các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam.

gia ho tieu hom nay 304 tang 500 dongkg
Giá hồ tiêu hôm nay 30/4: Tăng 500 đồng/kg

Giá tiêu hiện nay ở mức thấp trong nhiều năm, cộng với mất mùa khiến nhiều hộ tiêu lâm vào cảnh nợ nần. Trước tình cảnh hiện tại, đại diện hiệp hội hồ tiêu các tỉnh Tây Nguyên đã kiến nghị ngân hàng cho gia hạn, giãn nợ để người dân duy trì vốn đầu tư, vượt qua giai đoạn khó khăn.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, xuất khẩu chậm lại, ngành hạt tiêu nội địa cần nâng cấp khâu chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới trong thời gian tới.

Giá tiêu trên thị trường thế giới đang phải chịu tác động kép từ đại dịch COVID-19 và áp lực dư cung, có thể sẽ tiếp tục xu hướng giảm trong thời gian tới. Theo dự báo của tập đoàn Nedspice, mặc dù sản lượng hồ tiêu toàn cầu ước tính sẽ giảm khoảng 12% trong năm nay nhưng lượng tồn kho được dự kiến vẫn cao hơn tổng nhu cầu trên thị trường.

Diễn biến dịch bệnh vẫn phức tạp, đặc biệt tại các thị trường tiêu thụ hạt tiêu lớn trên thế giới là Mỹ và châu Âu, khiến nhu cầu nhập khẩu giảm mạnh. Ngoài ra, nguồn cung bị gián đoạn do các yêu cầu cách ly xã hội và hạn chế thông quan hàng hóa của nhiều nước trên thế giới cũng gây khó khăn cho thị trường tiêu toàn cầu.

Tùng Linh

Tin cũ hơn
Xem thêm