Giá heo hơi đang dần phục hồi ở miền Bắc

Cập nhật: 11:02 | 08/08/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Giá heo hơi tại miền Bắc dần hồi phục sau khi xuống đáy trong cơn bão dịch tả lợn châu Phi. Hiện mức giá cao nhất ở đây đã lên tới 45.000 đồng/kg.  

gia heo hoi dang dan phuc hoi o mien bac

Giá heo hơi hôm nay 8/8: Miền Bắc và Nam tăng chóng mặt

gia heo hoi dang dan phuc hoi o mien bac

Giá heo hơi hôm nay 7/8: Miền Trung tăng đột biến

gia heo hoi dang dan phuc hoi o mien bac

Giá heo hơi hôm nay 6/8: Chênh lệch 2 miền Nam – Bắc ngày càng lớn

Giá heo hơi hôm nay ngày 8/8 tại miền Bắc tiếp đà tăng trưởng của những ngày trước đó, tiếp tục tăng thêm 1.000 đ/kg.

Cụ thể, giá heo hơi tại Tuyên Quang, Hải Dương tăng tới 2 - 3 giá lên 43.000 đ/kg; Thái Bình cũng tăng tới 3.000 đồng lên 45.000 đồng.

Tại Yên Bái, Lào Cai giá heo hơi cũng báo tăng mạnh 2.000 đồng lên lần lượt 41.000 đồng và 42.000 đ/kg.

Giá heo hơi tại Phú Thọ vẫn dao động trong khoảng 41.000 - 42.000 đ/kg; còn các tỉnh Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Bắc Giang, Nam Định, Điện Biên đạt mức 42.000 - 43.000 đồng.

Ngoài ra, công ty chăn nuôi heo lớn miền Bắc cũng tăng giá heo hơi thêm 1.000 đ/kg trong ngày hôm nay.

gia heo hoi dang dan phuc hoi o mien bac
Giá heo hơi đang dần phục hồi ở miền Bắc

Theo số liệu thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội, hiện nay nhu cầu sử dụng thực phẩm có nguồn gốc động vật của người dân trên địa bàn TP từ 900 - 1.000 tấn/ngày. Trong khi đó, toàn TP có 259 cơ sở, điểm giết mổ lợn, trong đó, 47 cơ sở, điểm giết mổ được kiểm soát với số lượng bình quân 6.500 - 7.000 con/ngày, chiếm khoảng 60% tổng số lợn giết mổ toàn TP; số còn lại là giết mổ nhỏ lẻ. Do đó, vấn đề kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật có vai trò rất quan trọng nhằm ngăn chặn thực phẩm bẩn bán ra thị trường.

Do địa bàn TP rộng, tiếp giáp với nhiều tỉnh, có nhiều tuyến giao thông trọng điểm nên nguy cơ dịch bệnh xâm nhiễm rất cao. Hiện, Luật Thú y bãi bỏ kiểm dịch nội tỉnh, kiểm dịch trứng gia cầm tươi, trứng thương phẩm nhưng không có hướng dẫn, quy định cụ thể nên đã gây khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc động vật, sản phẩm động vật. Mặt khác, việc bãi bỏ kiểm dịch nội tỉnh cũng gây bất cập trong kiểm soát giết mổ nhỏ lẻ, phân tán trong khu dân cư hiện nay.

Để khắc phục bất cập trong công tác kiểm dịch, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng cho biết, Sở đã chỉ đạo Trạm Chăn nuôi và Thú y các quận, huyện, thị xã cử cán bộ trực 24/24 giờ tại các chốt kiểm dịch động vật liên ngành TP theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao nhằm ngăn chặn các loại động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc vận chuyển vào TP. Đối với cơ sở giết mổ lợn, khi giết mổ phải bảo đảm lợn khỏe mạnh, đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y; có nguồn gốc rõ ràng, có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP. Bên cạnh đó, Sở tiếp tục phối hợp, định kỳ lấy mẫu giám sát phân tích chất lượng động vật, sản phẩm động vật của các tỉnh, TP đưa về thị trường Hà Nội tiêu thụ và ngược lại để truy xuất nguồn gốc xuất xứ.

Đối với các tỉnh, TP cần chủ động thông tin kịp thời những trường hợp kinh doanh sản phẩm động vật vi phạm như giấy kiểm dịch không hợp lệ, vận chuyển không có giấy kiểm dịch, thủ tục kiểm dịch không đúng nơi cấp… nhằm phối hợp kiểm tra và xử lý vi phạm đạt hiệu quả. Về phía các sở, ngành cần tham mưu cho TP chỉ đạo những đơn vị liên quan như công an, quản lý thị trường phối hợp với lực lượng thú y để kiểm soát tốt việc truy xuất nguồn gốc gia súc, gia cầm tại các chợ dân sinh. Qua đó hạn chế vi phạm, góp phần ngăn ngừa lây lan mầm bệnh từ các tỉnh, thành khi đưa thịt lợn và lợn thương phẩm về Hà Nội. “Sở cũng đã kiến nghị Bộ NN&PTNT kịp thời ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn sát với thực tế để vừa kiểm soát tốt động vật, sản phẩm động vật đưa vào kinh doanh, vừa tạo thuận lợi cho người sản xuất, kinh doanh” – ông Đăng nhấn mạnh.

Nguyễn My

Tin cũ hơn
Xem thêm