Giá đất tại TP. Đà Lạt hiện ra sao?

Cập nhật: 14:38 | 25/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Dễ thấy, thị trường khu vực này bắt đầu nóng lên từ thời điểm sau tết Nguyên đán 2018. Cùng với đó, trên các diễn đàn về nhà đất Đà Lạt hằng ngày xuất hiện hàng loạt thông tin rao mua và bán nhà đất, giá cả mỗi lô từ vài trăm triệu đến vài chục tỷ đồng. 

gia dat tai tp da lat hien ra sao

HUD chuẩn bị khởi công dự án Đà Lạt Paradise Garden

gia dat tai tp da lat hien ra sao

Đất Đà Lạt, Bảo Lộc hút đầu tư sau quy hoạch chi tiết khu vực trung tâm Hòa Bình

gia dat tai tp da lat hien ra sao

Phương án tối ưu cho việc quy hoạch Đà Lạt...

Sau khi UBND TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng công bố quyết định Quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị tỉ lệ 1/500 khu vực trung tâm Hòa Bình hồi tháng 03/2019, giá nhà đất các tuyến đường khu vực này liên tục bị "cò đất" đẩy lên rất cao. Có nơi, đất cán mốc 1 tỷ đồng/m2.

Bàn về câu chuyện giá đất, dễ thấy trước đây, giá nhà đất tại khu trung tâm TP. Đà Lạt gồm các trục đường chính như: Phan Bội Châu, Nguyễn Chí Thanh, Bùi Thị Xuân, Lý Tự Trọng... cao nhất khoảng 150 - 250 triệu đồng/m2, hiện được rao bán trên các trang mạng xã hội Zalo, Facebook, diễn đàn về nhà đất... với giá vài trăm triệu đồng, cá biệt có nơi rao lên cả tỷ đồng/m2.

gia dat tai tp da lat hien ra sao
Việc quy hoạch đã đẩy giá đất tại TP. Đà Lạt lên cao

Tuy nhiên, đối với những người làm môi giới bất động sản lâu năm ở Đà Lạt, giá đất thực tế ở khu Hòa Bình chỉ bằng một nửa so với giá rao bán. Trước đây, vì nghe theo tin đồn của "cò", một số chủ đất đã tự nâng giá nhà đất của mình lên cao để kiếm lời. Những người khác thấy vậy cũng "điều chỉnh" giá bán khiến nhiều người lầm tưởng bất động sản ở khu vực đang lên cơn sốt.

Theo phân tích của một môi giới bất động sản tại tỉnh Lâm Đồng, muốn biết giá trị thật của bất động sản, phải xác định được hệ số sinh lợi cộng với các yếu tố về môi trường, cảnh quan, hạ tầng giao thông, an ninh và an sinh, chưa kể các vấn đề quy hoạch...

"Chính vì vậy, người dân không chuyên thì không nên mạo hiểm mua bán qua "cò", sẽ rất phức tạp về pháp lý. Khi giá nhà đất chững lại, việc mua bán sẽ gặp khó khăn trong khi hằng tháng vẫn phải trả lãi ngân hàng, rất dễ dẫn đến vỡ nợ, phá sản", người này cho biết.

Tại buổi giao ban báo chí tháng 06/2019, ông Phùng Khắc Đồng, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng cho rằng: "Giá đất tại trung tâm TP. Đà Lạt được đồn thổi lên đến 1 tỷ đồng/m2 là điều vô cùng phi lý, không có căn cứ. Cơn sốt ảo giá đất này rất tai hại và gây ảnh hưởng rất lớn đến nhà đầu tư khi muốn vào Đà Lạt tìm cơ hội sản xuất - kinh doanh...".

Nhìn xa hơn, trong quá khứ, Đà Lạt một thời cũng từng trải qua cảnh tương tự khi bất động sản, nhất là đất nền liên tục thiết lập các vùng giá mới.

Dễ thấy, thị trường khu vực này bắt đầu nóng lên từ thời điểm sau tết Nguyên đán 2018. Cùng với đó, trên các diễn đàn về nhà đất Đà Lạt hằng ngày xuất hiện hàng loạt thông tin rao mua và bán nhà đất, giá cả mỗi lô từ vài trăm triệu đến vài chục tỷ đồng.

Thậm chí, một môi giới thời điểm đó đã phải thốt lên rằng: Chưa bao giờ thấy nhiều người làm “cò” đất như thế".

Không chỉ những người lâu nay làm trong các lĩnh vực liên quan đến nhà đất như xây dựng, tư vấn bất động sản mà một lực lượng lớn công chức, viên chức Nhà nước hay giáo viên... cũng sôi nổi tham gia môi giới, giao dịch mua và bán đất kiếm lời. Phần lớn những người này tham gia giao dịch qua các trang diễn đàn về bất động sản, gặp người đang rao bán nhà đất để tìm hiểu thông tin, tới tham khảo, nếu thấy cơ hội đầu tư có lãi cao họ sẽ bỏ tiền ra mua và rao bán lại ngay sau đó.

Công việc hằng ngày của những người làm nghề môi giới bất động sản là tìm hiểu thông tin, địa chỉ của những người có nhu cầu bán nhà, đất sau đó liên hệ, đặt vấn đề với gia chủ dẫn dắt người tới mua.

Từ đó đến nay, không chỉ đất xây dựng giá vọt tăng mà giá đất nông nghiệp cũng làm cho nhiều người phải giật mình. Theo tìm hiểu, giá đất nông nghiệp tại những vùng ven như phường 7, 11, 12, … kể cả những nơi giáp rừng và nằm trong quy hoạch đất lâm nghiệp, không có giấy tờ hợp pháp, mỗi mét vuông đất có giá từ 3 - 10 triệu đồng tùy vào từng vị trí và loại đất, giao thông đi lại.

Việc mua bán bất động sản ở những vị trí này chủ yếu là viết giấy tay giữa hai bên vì không đủ điều kiện để công chứng, sang tên theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, đất lâm nghiệp sau khi bị lấn chiếm, san ủi bằng phẳng tại những vùng rừng núi giáp ranh Đà Lạt và huyện Lạc Dương, nếu đường xe ô tô đi vào thuận tiện hiện được bán với giá không dưới 400 triệu đồng/1.000 m2. Chính cơn sốt giá đất trong thời gian qua đã khiến nhiều đối tượng đổ vào rừng sâu đầu độc thông già, lấn chiếm, san ủi đất rừng để bán.

Giám đốc một doanh nghiệp bất động sản ở Đà Lạt cho biết, gần hai năm qua, rất nhiều đại gia đã đổ lên Đà Lạt mua đất xây dựng khu du lịch, khách sạn hoặc đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, điều này khiến giá nhà đất ở Đà Lạt “nóng” lên. Thời gian qua, cùng với cả nước, giá bất động sản ở thành phố du lịch này “nhảy múa”, tăng lên từng ngày với sự “đôn giá” của đông đảo lực lượng hành nghề môi giới.

gia dat tai tp da lat hien ra sao

Bên cạnh đó, trung tâm Đà Lạt rất khó mở rộng bởi bao quanh thành phố đều là rừng thông, thuộc quy hoạch đất lâm nghiệp và nông nghiệp. “Đất chật, người ngày càng đông, người lao động đến đây làm việc ai cũng muốn sử dụng một thửa đất để làm nhà, có chỗ ở ổn định. Việc tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng thời gian qua được cho là khá thuận lợi cũng là một trong những nguyên nhân đẩy giá bất động sản lên cao”, giám đốc doanh nghiệp này nói.

Trong khi đó, Lê Trung Minh, một người kinh doanh bất động sản ở Đà Lạt cho biết, khi luật cho phép ngân hàng phá sản thì tâm lý gửi tiền vào ngân hàng của người dân có sự dè chừng đáng kể, do đó khi tích lũy được một số tiền nhất định, người dân thường chọn cách đầu tư vào nhà đất. Đây vẫn được nhiều người cho là kênh đầu tư ổn định.

Cũng theo anh Minh, người dân không nên đổ xô đầu tư vào bất động sản vào thời điểm hiện nay, nhất là việc đi vay tiền để mua nhà đất, bởi nguy cơ rủi ro rất cao. “Khi giá nhà đất chững lại, việc mua và bán gặp khó khăn trong khi hằng tháng, hằng ngày vẫn phải trả tiền lãi suất của khoản tiền đã vay sẽ rất dễ dẫn đến bể nợ”, anh Minh cho biết.

Quốc Trung

Tin cũ hơn
Xem thêm