Giá cà phê hôm nay 7/4: Giảm 1.000 đồng so với tuần trước

Cập nhật: 09:04 | 07/04/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Giá cà phê nguyên liệu so với thời điểm này tuần trước đã giảm khoảng 1.000 đồng/kg, hiện giá cà phê Tây Nguyên dao động trong khoảng 30.800 – 31.700 đồng/kg.  

gia ca phe hom nay 74 giam 1000 dong so voi tuan truoc Giá cà phê hôm nay 6/4: Giảm 600 đồng/kg
gia ca phe hom nay 74 giam 1000 dong so voi tuan truoc Giá cà phê hôm nay 5/4: Giảm 200 đồng/kg
gia ca phe hom nay 74 giam 1000 dong so voi tuan truoc Giá cà phê hôm nay 4/4: Tăng 900 đồng/kg

Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đang giảm.

Giá cà phê robusta kỳ hạn tại London đang giảm, với giá hợp đồng giao tháng 3/2019 giảm 28 USD (mức giảm 1,93%) đứng ở mức 1420 USD/tấn.

Trong khi tại New York, giá cà phê arabica tháng 3/2019 giảm 2,1 USD (mức giảm 2,2%) đứng ở mức 93,2 cent/lb.

gia ca phe hom nay 74 giam 1000 dong so voi tuan truoc
Giá cà phê hôm nay giảm 1.000 đồng so với tuần trước

Còn ở thị trường trong nước, đầu giờ sáng giá cà phê nguyên liệu so với thời điểm này tuần trước đã giảm khoảng 1.000 đồng/kg, hiện giá cà phê Tây Nguyên dao động trong khoảng 30.800 – 31.700 đồng/kg.

Cụ thể, giá cà phê hôm nay tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) ở mức 30.900 đồng/kg, giá cà phê tại Di Linh, Lâm Hà thấp đang có giá 30.800 đồng/kg.

Trong khi đó giá cà phê hôm nay tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk), Ea H'leo (ĐắkLắk) dao động trong khoảng 31.500 – 31.700 đồng/kg. Tại huyện Buôn Hồ giá cà phê ở mức 31.400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Ia Grai - Gia Lai hôm nay ở mức 31.700 đồng/kg.

Tương tự giá cà phê tại Đắk Hà Kon Tum và Gia Nghĩa (Đắk Nông) có giá 31.600 đồng/kg.

Sản lượng cà phê xuất khẩu từ Việt Nam có thể sẽ giảm đáng kể trong tháng 4 và tháng 5, theo một số nhà giao dịch lớn của đất nước. Giá cà phê trên toàn cầu thấp khuyến khích người nông dân tích trữ thu hoạch. Điều đó có nghĩa là các nhà xuất khẩu nhỏ có thể vỡ nợ khi không thực hiện được hợp đồng hoặc phải đối mặt với việc chậm giao cà phê cho khách hàng, ông Lê Tiến Hùng, Giám đốc điều hành của công ty Simexco Daklak, cho biết.

Ông Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột, cho hay để có được cà phê đặc sản cần có giống chất lượng cao, vùng trồng thích hợp, vùng càng cao, chất lượng càng ngon. Quy trình canh tác phải phù hợp đặc biệt là chú ý đến cây che bóng. Thu hoạch và chế biến sau thu hoạch cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy chuẩn.

Từ kinh nghiệm trong nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực cà phê, Công ty TNHH MTV XNK 2 – 9 (Simexco) cho biết hiện nay công ty đã áp dụng 3 phương pháp để chế biến cà phê đặc sản đó là chế biến ướt, chế biến tự nhiên và cuối cùng là chế biến bán ướt. Từ 3 phương pháp này có thể phát triển thành 15 phương pháp chế biến khác nhau.

Theo ông Minh, ở Đắk Lắk đã có sản phẩm cà phê chỉ dẫn địa lí với vùng trồng thích hợp và có chất lượng cao cho cà phê robusta. Việt Nam đã khai thác mặt hàng cao cấp này trong nhiều năm qua và hiện muốn tiến tới dòng sản phẩm cao nhất đó là cà phê đặc sản.

Thực tế, các nước sản xuất, xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới cũng đã hình thành khai thác phân khúc thị trường cao cấp này và đang đẩy mạnh truyền thông, quảng bá thương hiệu như Brazil, Indonesia hay Hiệp hội Cà phê đặc sản Châu Phi. Tuy nhiên,Việt Nam đang yếu ở khâu thu hoạch và chế biến sau thu hoạch.

Minh Dương