GEX muốn chi phối Viglacera: Nhiều cá nhân đồng loạt chốt lời cổ phiếu VGC tại vùng giá đỉnh

Cập nhật: 10:36 | 26/01/2021 Theo dõi KTCK trên

Trong 1 tháng gần đây, phía Tổng CTCP Viglacera (HOSE: VGC) liên tục thông tin lãnh đạo doanh nghiệp, cá nhân có liên quan bán và đăng ký bán cổ phần. Động thái này diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu VGC lập đỉnh lịch sử, cùng tuyên bố của Chủ tịch CTCP Thiết bị Điện Việt Nam - Gelex Nguyễn Văn Tuấn khi muốn chi phối Viglacera trong năm 2021.

3118-cpa
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Cổ đông cá nhân đồng loạt thoái vốn

Ông Nguyễn Anh Đức, con trai ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Tổng CTCP Viglacera (HOSE: VGC) vừa công bố bán toàn bộ 40.000 cổ phần VGC còn nắm giữ vào ngày 21/1 vừa qua.

Trước đó, hồi cuối tháng 12/2020, ông Đức cũng bán ra 133.000 cổ phiếu VGC.

Tương tự, Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Anh Tuấn cũng vừa đăng ký bán sạch 220.000 cổ phần VGC hiện sở hữu. Thời gian thực hiện giao dịch từ ngày 28/1/2021 đến ngày 26/2/2021.

Cũng trong khoảng thời gian trên (14/1 - 12/2/2021), ông Hoàng Kim Bồng, Phó Tổng Giám đốc đăng ký bán bớt 50.000 cổ phiếu VGC, giảm tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp.

Trước đó, đầu tháng 1, ông Đỗ Hoàng Phương, anh trai của Thành viên Hội đồng Quản trị Đỗ Thị Phương Lan cũng giảm tỷ lệ sở hữu tại Viglacera về 0%.

Đáng chú ý, em gái của Tổng Giám đốc Viglacera Nguyễn Anh Tuấn, bà Nguyễn Thị Thu Hương cũng từng đăng ký bán sạch 230.000 cổ phần VGC sở hữu. Tuy nhiên, giao dịch trên đã không thể thành công.

1051-vgc
Cổ phiếu VGC tăng gần 90% thị giá trong 6 tháng qua

Trên thị trường, cổ phiếu VGC liên tục tăng mạnh từ hồi tháng 3/2020 và chính thức vượt đỉnh lịch sử vào ngày 23/11.

Chưa dừng lại tại đó, thị giá mã này lình xình đi ngang trong gần hai tháng trước khi bật tăng trần liên tiếp ba phiên gần đây qua đó đóng cửa phiên 25/1/2021 tại mức 32.900 đồng.

Tại thời điểm 10h07, phiên sáng ngày 26/1, mã ghi nhận mức giảm nhẹ sau diễn biến tiêu cực của thị trường chung và việc VN-Index đang mất hơn 15 điểm.

Cổ đông tổ chức muốn thâu tóm VGC

Trong cuộc họp Đại hội cổ đông bất thường năm 2020 của Tổng CTCP Thiết bị Điện Việt Nam - Gelex (GEX), Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Tuấn lần nữa khẳng định quyết tâm chi phối Viglacera trong năm nay. Gelex cho biết, công ty đang xúc tiến đàm phán với các cổ đông của Viglacera để mua thêm khoảng 4,5%, hoàn thiện mục tiêu sở hữu 51% vốn điều lệ.

Trước đó, như Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam đã thông tin, Gelex đã thế chấp 66 triệu cổ phiếu VGC đảm bảo cho khoản vay nợ 1.000 tỷ đồng. Gelex hiện nay đang sở hữu 46,07% vốn điều lệ của Viglacera, tương đương khoảng 206 triệu cổ phiếu VGC.

Được biết, GEX hiện cũng đang sở hữu khoản nợ khổng lồ hơn 15.000 tỷ đồng (tính đến hết quý III/2020) trong đó có hơn 8.000 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn. Trong khi đó, doanh nghiệp hiện chỉ có hơn 2.400 tỷ đồng tiền và tương đương tiền. Vốn chủ của GEX hiện là hơn 6.700 tỷ đồng.

Về kết quả kinh doanh, thông tin từ VGC cho biết, tháng 11/2020, công ty ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 116% kế hoạch tháng.

Lũy kế 11 tháng, lãi hợp nhất trước thuế của tổng công ty ước vượt 4% kế hoạch năm và giảm 9% so với cùng kỳ năm trước.

Theo kế hoạch được Đại hội cổ đông thường niên thông qua, mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất là 750 tỷ đồng và riêng công ty mẹ là 600 tỷ đồng, lần lượt giảm 22,6% và giảm 16,5% so với năm 2019. Như vậy, sau 11 tháng, doanh nghiệp ước lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 780 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý III của tổng công ty cho thấy doanh thu 9 tháng đạt 7.088 tỷ đồng, giảm 5%; lãi trước thuế 692 tỷ và sau thuế 561 tỷ đồng, lần lượt giảm 10% và 8% so với cùng kỳ năm trước. Doanh nghiệp cho biết nguyên nhân đến từ thị trường vật liệu xây dựng khó khăn, sản lượng tiêu thụ giảm và doanh nghiệp phải giảm công suất, giảm giá bán.

1715-vgcc
VGC hiện đang ôm khoản nợ hơn 14.400 tỷ đồng sau quý III/2020 trong đó khoản nợ ngắn hạn đã vượt vốn chủ của doanh nghiệp
Cổ phiếu SPH sau chuỗi tăng trần: "Con sãi ở chùa về quét lá đa"

Sau ngày chia cổ tức, cổ phiếu SPH của CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội (UpCOM: SPH) bất ngờ xuất hiện 8 phiên ...

Kinh doanh bết bát trong quý IV/2020, cổ phiếu TNG vẫn tăng phi mã

Dù kết quả kinh doanh quý IV/2020 gần như bốc hơi so với cùng kỳ, kéo theo lợi nhuận và doanh thu cả năm giảm ...

Tin tức doanh nghiệp nổi bật ngày 26/1/2021: HPG, FPT, TNG, ACB, STK, VCS

Cập nhật kết quả kinh doanh, tình hình hoạt động, thông tin phát hành cổ phiếu, thông tin trả cổ tức và tin tức giao ...

Quốc Trung

Tin liên quan