Gần 200 triệu cổ phiếu MPC của "Vua tôm" Minh Phú sắp "bổ sung" vào UPCoM

Cập nhật: 08:52 | 27/11/2022 Theo dõi KTCK trên

Trên thị trường chứng khoán, kết phiên 25/11/2022, cổ phiếu MPC tăng nhẹ 0,6% lên mức 16.700 đồng - giảm 16% so với thời điểm đầu năm. Khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên gần nhất đạt hơn 55.000 đơn vị.

Thủy sản Minh Phú (MPC) báo lãi ròng quý III hơn 300 tỷ đồng, nợ phải trả tăng 31%

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có thông báo về việc chấp thuận thay đổi đăng ký giao dịch cổ phiếu bổ sung với Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Mã MPC - UPCoM). Theo thông báo, Minh Phú được chấp thuận đăng ký bổ sung gần 200 triệu cổ phiếu (mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu) lên sàn UPCoM từ ngày 29/11 tới.

Gần 200 triệu cổ phiếu MPC của

Trước đó hồi cuối tháng 8 vừa qua, Thủy sản Minh Phú đã công bố Nghị quyết HĐQT về việc phát hành gần 200 triệu cổ phiếu thưởng nhằm tăng vốn điều lệ với tỷ lệ 1:1 (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 1 cổ phiếu mới). Giá trị phát hành theo mệnh giá là gần 2.000 tỷ đồng.

Sau phát hành, Thuỷ sản Minh Phú sẽ tăng vốn điều lệ gấp đôi lên gần 4.000 tỷ đồng. Ngày 28/10 vừa qua, công ty đã hoàn tất phát hành số cổ phiếu trên.

Được biết vợ chồng Chủ tịch Thủy sản Minh Phú (ông Lê Văn Quang - Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc và bà Chu Thị Bình - Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc) và những cá nhân và tổ chức có liên quan đang sở hữu tổng cộng 43,9% vốn doanh nghiệp nhà.

Như vậy sau phát hành cổ phiếu thưởng, nhóm cổ đông này hiện đang nắm giữ tới gần 176 triệu cổ phiếu trong đó riêng ông Quang sở hữu hơn 64,1 triệu đơn vị (tỷ lệ 16,04%) và bà Bình nắm giữ hơn 70,1 triệu cổ phiếu (17,54%).

Trên thị trường chứng khoán, kết phiên 25/11/2022, cổ phiếu MPC tăng nhẹ 0,6% lên mức 16.700 đồng - giảm 16% so với thời điểm đầu năm. Khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên gần nhất đạt hơn 55.000 đơn vị.

Gần 200 triệu cổ phiếu MPC của
Diễn biến giá cổ phiếu MPC thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)

Tính hình kinh doanh có phần "chậm lại"

Thủy sản Minh Phú công bố kết quả kinh doanh quý III. PMC thu về gần 329 tỷ đồng lợi nhuận ròng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước, dù biên lãi gộp thu hẹp đáng kể.

Trong quý III, doanh thu thuần của MPC tăng 85% so với cùng kỳ, đạt hơn 5.141 đồng. Tuy nhiên, giá vốn tăng mạnh hơn doanh thu, gấp 2,2 lần, khiến lãi gộp chỉ tăng 3%, đạt hơn 798 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp theo đó thu hẹp đáng kể từ 27,8% xuống còn 15,5%.

Đáng chú ý, chi phí tài chính tăng cao, gấp 3,9 lần cùng kỳ, lên gần 89 tỷ đồng, bao gồm hơn 24 tỷ đồng lãi vay và hơn 60 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá.

Dù vậy, MPC vẫn thu về lãi ròng gần 329 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ, nhờ chi phí bán hàng và quản lý lần lượt giảm 13% và 15%.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, MPC đạt hơn 13.871 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 56%; song lãi ròng chỉ tăng nhẹ 5%, đạt hơn 571 tỷ đồng, do giá vốn và chi phí vận hành đều tăng hơn phân nửa so với cùng kỳ.

Năm 2022, MPC đặt mục tiêu doanh thu 21.018 tỷ đồng (tăng 55%) và lãi sau thuế gần 1.287 tỷ đồng (gần gấp đôi năm trước). So với kế hoạch, MPC thực hiện được 45% mục tiêu lãi sau thuế sau 9 tháng.

Tuy lợi nhuận quý III tăng cao, tình hình kinh doanh của Minh Phú cũng có phần chậm lại trước biến động của thị trường. Trong báo cáo tài chính công ty mẹ, doanh thu giảm khoảng 10% so với cùng kỳ đỉnh dịch, lợi nhuận sau thuế cũng giảm 14%. Công ty mẹ MPC đồng thời ghi nhận hàng tồn kho tăng gấp đôi so với đầu năm lên hơn 2.030 tỷ đồng, chủ yếu là thành phẩm hàng hóa.

Số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho thấy giá trị xuất khẩu tôm trong tháng 9 đạt gần 350 triệu USD - tăng 13% nhưng lại là mức tăng thấp nhất trong các sản phẩm chính. Tình hình diễn biến kém tích cực đi vì thiếu tôm nguyên liệu và nhu cầu các thị trường lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc... đang chững lại vì lạm phát và kiểm dịch.

Chứng khoán ACB (ACBS) cho rằng áp lực lạm phát sẽ đè nặng nhu cầu tiêu thụ các thị trường lớn, nhất là tôm. Đây được coi là thực phẩm xa xỉ, người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang các mặt hàng thiết yếu với giá cả phải chăng, điều này có thể khiến nhu cầu tôm giảm trong vài tháng tới.

Dẫu vậy, theo ACBS, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn như Minh Phú (MPC) sẽ có lợi thế hơn so với các doanh nghiệp nhỏ nhờ tiềm lực tài chính, lượng khách hàng và khả năng thương lượng giá mạnh hơn.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Thị trường chứng khoán tuần 21 - 25/11: VN-Index tiếp đà hồi phục, cá nhân bán ròng 14.600 tỷ sau 3 tuần

Thị trường chứng khoán trải qua tuần giao dịch từ 21 - 25/11/2022 giằng co khi VN-Index liên tục dao động trong biên độ lớn ...

Tự doanh tiếp đà mua ròng hơn 200 tỷ đồng phiên 25/11, tâm điểm DGC, VNM cùng STB

Phiên giao dịch cuối tuần qua, khối tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 245,6 tỷ đồng tổng cổ phiếu trên thị trường trong ...

Khối ngoại "mạnh tay" mua ròng tuần VN-Index giằng co, tâm điểm gom cổ phiếu VNM

Khối ngoại tuần qua vẫn tiếp tục giải ngân mạnh mẽ trên thị trường nhưng giảm so với các tuần trước đó, giá trị mua ...

Thanh Tùng