G7 nhất trí nghiên cứu 'ép giá' với dầu và khí đốt Nga

Cập nhật: 09:09 | 29/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Các nước thành viên G7 đã tranh luận về việc áp giá trần toàn cầu đối với năng lượng từ Nga sau khi xung đột Nga-Ukraine (U-crai-na) gia tăng khiến giá dầu và khí đốt tăng cao.

Giá cà phê hôm nay 29/6/2022: Thị trường trong nước có thể đạt 45 triệu đồng/tấn

Bảng giá xe máy Yamaha Grande 2022 mới nhất ngày 29/6: "Mềm mại", mẫu tay ga tiết kiệm xăng số 1 tại Việt Nam

Audi e-tron: Dòng xe ô tô điện sang chảnh đến từ Đức

Hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức cấp cao Mỹ trong cuộc họp báo bên lề Hội nghị Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cho biết, mục tiêu kép của các lãnh đạo G7 là vừa nhắm trực tiếp vào nguồn thu của chính quyền Tổng thống Nga Vladimir Putin, đặc biệt là thông qua năng lượng, vừa giảm thiểu những hệ lụy đối với nền kinh tế toàn cầu.

Các nước thành viên G7 đã tranh luận về việc áp giá trần toàn cầu đối với năng lượng từ Nga sau khi xung đột Nga-Ukraine (U-crai-na) gia tăng khiến giá dầu và khí đốt tăng cao.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mỹ là quốc gia đầu tiên kêu gọi áp dụng cơ chế nhằm giới hạn mức giá thanh toán cho dầu mỏ nhập khẩu từ Nga. Cơ chế này gắn dịch vụ tài chính, bảo hiểm và vận chuyển đường biển với mức trần giá dầu mỏ Nga.

Trong khi đó, Italy (I-ta-li-a), quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc vào năng lượng Nga, thúc đẩy mở rộng áp mức giá trần đối với mặt hàng khí đốt. Pháp đề xuất cơ chế áp mức giá trần cần mở rộng ra ngoài các sản phẩm nhập khẩu từ Nga để giảm giá trên diện rộng hơn, trong đó có việc các nước G7 tìm các nguồn cung từ những nơi khác.

Liên quan nguồn cung khí đốt, dòng chảy khí đốt của Nga sang châu Âu qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 và lãnh thổ Ukraine ngày 28/6 vẫn ổn định.

Theo số liệu của công ty vận hành Dòng chảy phương Bắc 1, khí đốt chuyển qua tuyến đường ống này vượt biển Baltic sang Đức sáng 28/6 ở mức 29.274.914 kWh/h, phù hợp với mức trên 29.000.000 kWh/h ghi nhận ngày 27/6.

Trong khi đó, tập đoàn năng lượng Gazprom (Nga) cho biết nguồn cung khí đốt cho châu Âu qua Ukraine qua trạm cửa khẩu Sudzha ngày 28/6 ước tính là 42,2 triệu m3, so với 42,1 triệu m3 một ngày trước đó.

Toàn châu Âu gồng mình chuẩn bị cho nguy cơ Nga cắt khí đốt

Trong những tuần gần đây, Nga đã bắt đầu cắt giảm nguồn cung khí đốt tới các quốc gia châu Âu nhằm cản trở nỗ lực lấp đầy kho khí đốt trước mùa đông. Tập đoàn Gazprom của Nga đã giảm 50% nguồn khí đốt chạy qua đường ống Nord Stream 1 với lý do phía Đức không thể trả lại thiết bị cần thiết cho bơm nhiên liệu.

Từ 11 đến 21/7, Gazprom sẽ ngừng cung cấp khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 để bảo trì định kỳ. Theo Financial Times, phía Đức đang lo lắng rằng sau khi hết thời gian bảo trì, dòng chảy khí đốt vẫn sẽ không được nối lại.

Người đứng đầu Hội đồng châu Âu Charles Michel tuyên bố: "chiến dịch quân sự của Nga đang đẩy giá lương thực, năng lượng và hàng hóa lên cao". Ông cũng nói thêm rằng các nhà lãnh đạo đã đồng ý phối hợp chặt chẽ các phản ứng chính sách kinh tế của họ.

Hội nghị thượng đỉnh đã thống nhất một số bước cụ thể. Các nhà lãnh đạo giao nhiệm vụ cho Ủy ban châu Âu tìm nhiều cách hơn để đảm bảo "nguồn cung với giá cả phải chăng" vì "hành động vũ khí hóa khí đốt của Nga".

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết việc tìm kiếm các nguồn cung cấp thay thế đang được tiến hành. Theo bà von der Leyen, nguồn cung khí hóa lỏng (LNG) từ Mỹ trong năm nay tăng 75% so với năm ngoái và lượng khí đốt từ đường ống của Na Uy cũng tăng 15%.

Một vấn đề gây tranh cãi khác là liệu các chính phủ có nên can thiệp vào việc áp khung giá hay không. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã giới hạn giá khí đốt trên thị trường điện trong nước.

Tuy nhiên, các quốc gia khác cảnh báo hành động này sẽ làm gián đoạn thị trường năng lượng và gây ra kiệt quệ ngân quỹ hơn nữa khi chính phủ phải trả chênh lệch giữa giá theo quy định và giá trên thị trường quốc tế.

Sau các biện pháp trừng phạt chưa từng có của phương Tây chống lại Moscow, hàng chục quốc gia châu Âu cho đến nay đã bị ảnh hưởng bởi việc hạn chế nguồn khí đốt từ Nga. "Việc Nga cắt nguồn khí đốt chỉ còn là vấn đề thời gian", một quan chức EU cho biết.

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cảnh báo đất nước của ông sẽ thiếu khí đốt nếu nguồn cung của Nga vẫn thấp như hiện tại và một số ngành công nghiệp sẽ phải đóng cửa vào mùa đông tới.

Theo RT, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) cho biết “nếu người dân giảm nhiệt độ sưởi hoặc điều hòa đi hai độ C thì sẽ đủ để bù đắp cho sự thiếu hụt khí đốt từ Nord Stream 1”.

Người đứng đầu EC cho biết Brussels có các kế hoạch khẩn cấp để giảm thiểu tác động của bất kỳ sự gián đoạn nguồn cung nào, bao gồm tiết kiệm năng lượng và ưu tiên các nhu cầu cấp thiết.

Trong khi đó, vào hôm 24/6, Bộ trưởng Robert Habeck một lần nữa kêu gọi người dân và doanh nghiệp cắt giảm việc sử dụng năng lượng: "Mỗi kilowatt giờ (kWh) đều sẽ giúp ích trong tình huống này".

Ông Habeck tuyên bố đã phải “giảm mạnh” thời gian tắm dưới vòi hoa sen để nỗ lực đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng cấp tính hiện nay.

Bộ trưởng cũng nói với tạp chí Der Spiegel rằng việc không sưởi ấm các căn hộ vào mùa đông sẽ giúp Đức vượt qua những khó khăn mà ông cho là do Nga gây ra.

Theo RT, người dân các nước như Latvia, Cộng hòa Séc và Ba Lan lại tìm đến một nguồn nhiên liệu cổ xưa nhất là củi. Cư dân Latvia đang xếp hàng để nhận được giấy phép của nhà nước để lấy củi, khi đất nước này phải vật lộn với cuộc khủng hoảng năng lượng sau khi từ bỏ các nguồn cung cấp của Nga.

Theo công ty quản lý rừng của Latvia, sự quan tâm đến các giấy phép lấy củi miễn phí đã tăng gấp 5 lần trong tháng qua.

Các nhà chức trách Ba Lan cũng đã cho phép người dân kiếm củi trong rừng để giữ ấm cho ngôi nhà của mình trong bối cảnh chi phí năng lượng ngày càng tăng. Ba Lan đang lâm vào tình trạng khan hiếm than sau khi cấm nhập khẩu than từ Nga.

Trong khi đó, Đại sứ về An ninh Năng lượng của Cộng hòa Séc, ông Vaclav Bartuška đã hứa sẽ làm mọi cách để sưởi ấm và sản xuất điện nếu nguồn cung khí đốt trong mùa đông này không đáp ứng đủ.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Linh Linh

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm