Giá cà phê hôm nay 29/6/2022: Thị trường trong nước có thể đạt 45 triệu đồng/tấn

Cập nhật: 06:51 | 29/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Giá cà phê hôm nay thu mua trong khoảng 42.600 - 43.100 đồng/kg. Thị trường cà phê trong nước hôm nay tăng nhẹ so với cùng thời điểm sáng qua. Cơ hội cho giá cà phê nội địa lên 45 triệu đồng/tấn là có thể xảy ra.

Giá cà phê hôm nay 24/6/2022: Quay đầu lao dốc

Giá cà phê hôm nay 27/6/2022: Diễn biến trái chiều

Giá cà phê hôm nay 28/6/2022: Đồng loạt tăng

Cụ thể, tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 42.600 đồng/kg. Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 43.100 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 43.000 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 43.000 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 42.900 đồng/kg ở Đắk R'lấp. Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 43.000 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 42.900 đồng/kg.

Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 42.900 đồng/kg.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2022 tăng 17 USD/tấn ở mức 2.044 USD/tấn, giao tháng 9/2022 giảm 4 USD/tấn ở mức 2.040 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022 giảm 0,6 cent/lb, ở mức 226 cent/lb, giao tháng 9/2022 giảm 1,15 cent/lb, ở mức 222,1 cent/lb.

Trong phiên giao dịch đầu tiên tuần này, giá cà phê Arabica tiếp tục chuỗi giảm, nhưng mức độ đã nhẹ hơn, trong khi Robusta lấy lại được đà tăng ở hạn mức giao hàng tháng 7/2022.

Hàng loạt sự điều chỉnh lãi suất cơ bản tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới; báo cáo định kỳ hai năm một lần về ngành cà phê toàn cầu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã dự báo toàn cầu sẽ sản xuất khoảng174,95 triệu bao, tăng 4,7%... là những yếu tố kìm hãm giá cà phê hiện tại.

Theo chuyên gia Nguyễn Quang Bình nhận định, nâng lãi suất điều hành tại các nước tiêu thụ có khả năng ngăn trở các nhà nhập khẩu do phải cân đối tình hình tài chính và chi phí ngân hàng. Nhưng cước tàu mới chính là “biến số” khó đoán nhất của thị trường hàng hóa sau này. Các công ty vận tải biển đang tận dụng chi phí vận tải ngày càng tăng bằng cách biến những con tàu cũ, rỉ sét thành mỏ vàng, chào giá cao cho người tiêu dùng cho đến khi đội tàu mới đi vào hoạt động.

Vị chuyên gia cho biết, tổng kết những khó khăn của thị trường cà phê (nếu các vùng trồng cà phê Brazil không xảy ra sương giá hay hạn hán), gồm: Giá đầu vào sản xuất tăng, giá bán lẻ tiêu thụ tăng do lạm phát, cước tàu biển căng thẳng cộng với một năm tới đây sản lượng cà phê thế giới được mùa giữa lúc các đồng nội tệ tại các nước sản xuất có nguy cơ mất giá.

Tuy vậy, giá cà phê nội địa sẽ không theo giá phái sinh do các nhà kinh doanh tính lợi nhuận trên đồng ngoại tệ (USD) được giá khi thu về. Ông Bình dự báo, cơ hội cho giá cà phê nội địa lên 45 triệu đồng/tấn là có thể xảy ra, nhưng không phải do giá trên sàn London tăng mà nhờ VND trượt giá so với USD.

Ảnh hưởng nổi bật đến thị trường hàng hóa trong tuần qua là hàng loạt sự điều chỉnh lãi suất cơ bản tiền tệ của các NHTW lớn trên thế giới. Điều này đã khiến giá trị USD tiếp tục mạnh thêm trong rổ tiền tệ và làm giá cả hàng hóa nói chung được trao đổi bằng đồng bạc xanh trở nên đắt đỏ hơn.

Khả năng cao là Fed – Mỹ sẽ tiếp tục nâng lãi suất cơ bản mạnh tay trong phiên họp chính sách tháng 7 để ngăn chặn lạm phát vượt mức sẽ khiến lo ngại rủi ro tăng cao, trong khi khủng hoảng Đông Âu chưa có dấu hiệu giảm bớt và suy thoái kinh tế toàn cầu ngày càng trầm trọng hơn. Việc lãi suất tại các thị trường tiêu thụ tăng cao có khả năng khiến các nhà nhập khẩu phải cân nhắc, cân đối tình hình tài chính và chi phí ngân hàng.

Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, một yếu tố đóng vai trò không hề nhỏ, thậm chí là biến số khó đoán nhất trên thị trường hàng hóa lúc này là chi phí vận tải. Các công ty vận tải biển đang tận dụng triệt để cơ hội chi phí vận tải ngày càng tăng.

Như vậy, kể cả khi các vùng trồng cà phê Brazil không xảy ra sương giá hay hạn hán, thị trường cà phê vẫn đang tiếp tục gặp phải hàng loạt khó khăn, bao gồm: Giá đầu vào sản xuất tăng, giá bán lẻ tiêu thụ tăng do lạm phát, cước tàu biển cao, một năm tới đây sản lượng cà phê thế giới được mùa giữa lúc các đồng nội tệ tại các nước sản xuất có nguy cơ mất giá.

Hải Quan Việt Nam thông báo xuất khẩu cà phê trong tháng 5 đã đạt 142.329 tấn (tương đương 2,37 triệu bao, bao 60 kg), giảm 9,6% so với tháng trước, đưa xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2022 lên đạt tổng cộng 881.565 tấn (khoảng 14,69 triệu bao), tăng 23,18% so với cùng kỳ năm trước. USDA điều chỉnh ước báo sản lượng của Việt Nam trong niên vụ cà phê sắp tới 2022/2023 từ 31,1 triệu tấn lên 31,58 triệu tấn, trong đó cà phê robusta chiếm 94% tổng sản lượng.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Minh Phương