EVN đạt doanh thu hợp nhất 338.500 tỷ đồng trong năm 2018

Cập nhật: 15:27 | 20/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2018 với kết quả kinh doanh tăng trưởng cao so với năm trước.  

evn dat doanh thu hop nhat 338500 ty dong trong nam 2018

Phát Đạt (PDR) công bố chiến lược phát triển 5 năm tới

evn dat doanh thu hop nhat 338500 ty dong trong nam 2018

Vĩnh Hoàn dự kiến thu hơn 100 tỉ đồng từ việc thoái vốn hai công ty con

Tập đoàn điện lực Việt Nam vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2018 với kết quả kinh doanh tăng trưởng cao so với năm trước. Theo đó, doanh thu hợp nhất đạt 338.500 tỷ đồng - tăng 15% so với mức 295.000 tỷ đồng của năm trước. Lợi nhuận gộp tăng hơn 20%, tương ứng tăng 9.000 tỷ lên gần 53.000 tỷ đồng. Tuy nhiên do chi phí tài chính bất ngờ tăng thêm gần 7.000 tỷ đồng lên 29.000 tỷ đồng nên lợi nhuận trước thuế của EVN chỉ tăng chưa đến 1.000 tỷ lên 9.077 tỷ đồng. Do không có thuyết minh đầy đủ nên hiện chưa rõ vì sao chi phí tài chính năm ngoái của EVN lại tăng đột biến. Dữ liệu từ năm 2012-2017 cho thấy chi phí tài chính hàng năm của EVN chủ yếu dao động trong khoảng từ 18 đến 22 nghìn tỷ đồng. Dẫu vậy, mức lợi nhuận hơn 9 nghìn tỷ đồng của năm 2018 vẫn cao nhất trong 6 năm. Năm 2012 và 2013, lợi nhuận của EVN đạt lần lượt là 9.600 tỷ và 10.400 tỷ đồng.

evn dat doanh thu hop nhat 338500 ty dong trong nam 2018
EVN đạt doanh thu hợp nhất 338.500 tỷ đồng trong năm 2018

Lợi nhuận năm 2013 lên đến trên 10.000 tỷ chủ yếu là do doanh thu tài chính tăng đột biến lên trên 9.100 tỷ đồng trong khi nguồn thu này từ những năm gần đây chủ yếu quanh mức 4.000 tỷ đồng.

Mặc dù có lợi nhuận tuyệt đối lớn nhưng tỷ suất lợi nhuận của EVN khá thấp so với quy mô cũng như các doanh nghiệp cùng ngành. Với 100 đồng doanh thu, EVN chỉ đạt 2,7 đồng lợi nhuận trong khi PV Power là gần 7 đồng và Vinacomin Power là hơn 5 đồng. Tương tự các chỉ tiêu ROE, ROA cũng đều thấp hơn. Sự khác biệt có thể do EVN không chỉ sản xuất điện như PV Power hay các nhà máy điện khác mà còn đảm nhiệm các khâu truyền tải, phân phối điện.

Trong năm 2019, EVN đặt mục tiêu điện sản xuất và mua đạt 232,5 tỷ kWh, tăng 9,2% so với năm 2018. Theo dự báo, năm 2019 sẽ là năm khó khăn với EVN do hệ thống điện hầu như không có dự phòng nguồn điện, nhiều hồ thủy điện, đặc biệt tại miền Trung không tích đủ nước dẫn tới sản lượng thủy điện thiếu hụt. Các yếu tố thị trường đầu vào của sản xuất điện biến động theo xu hướng bất lợi, trong đó giá than, giá khí trong bao tiêu dự kiến tăng trong năm 2019...

Từ ngày 20/3 vừa qua, EVN cũng đã tăng giá điện lên thêm 8,36% để có tiền trả cho các nhà cung cấp nguyên liệu. Trước đó, lần gần nhất EVN tăng giá điện là tháng 11/2017.

Để đảm bảo cung ứng điện đầy đủ cho nền kinh tế, EVN gần đây nỗ lực cùng với các chủ đầu tư đưa vào khai thác nhiều dự án điện mặt trời. Một loạt dự án điện mặt trời khác đang chạy đua với mục tiêu được cấp chứng nhận vận hành thương mại trước ngày 30/6/2019 để hưởng mức giá ưu đãi.

Theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, khoảng 340 dự án điện mặt trời, điện gió với tổng công suất dự kiến khoảng 28.000 MW đã được gửi lên trong vòng một năm qua trong khi mức được phê duyệt đến hết năm 2018 mới chỉ ở mức 7.500 MW.

Mặc dù vậy, quá nhiều nhà máy điện mặt trời tập trung ở một số tỉnh miền Trung, miền Nam gây áp lực rất lớn cho khả năng tải lượng điện phát ra từ các dự án điện mặt trời lên lưới. Nhiều công trình lưới điện đấu nối lưới điện khu vực rơi vào tình trạng đầy, quá tải.

Hoàng Hà

Tin cũ hơn
Xem thêm