Dòng tiền thông minh (10/6): Tự doanh CTCK mua ròng hơn 150 tỉ đồng cổ phiếu cuối tuần qua, trao tay trăm tỉ CCQ với khối ngoại

Cập nhật: 08:00 | 10/06/2019 Theo dõi KTCK trên

Chuyển động dòng tiền thông minh ngày 10/6, cổ phiếu công nghiệp và hàng tiêu dùng thiết yếu 'hút' tiền tuần qua, tự doanh CTCK và khối ngoại tập trung giao dịch chứng chỉ quỹ E1VFVN30.

dong tien thong minh 106 tu doanh ctck mua rong hon 150 ti dong co phieu cuoi tuan qua trao tay tram ti ccq voi khoi ngoai

Dòng tiền thông minh (6/6): Tự doanh CTCK mua ròng trở lại, cùng khối ngoại 'gom' gần 140 tỉ đồng

dong tien thong minh 106 tu doanh ctck mua rong hon 150 ti dong co phieu cuoi tuan qua trao tay tram ti ccq voi khoi ngoai

Dòng tiền thông minh (5/6): Tự doanh CTCK tiếp tục 'xả' 236 tỉ đồng phiên hồi phục, nhóm ngân hàng nối đà dẫn dắt VN-Index?

dong tien thong minh 106 tu doanh ctck mua rong hon 150 ti dong co phieu cuoi tuan qua trao tay tram ti ccq voi khoi ngoai

Dòng tiền thông minh (3/6): Tự doanh CTCK và khối ngoại tích cực 'gom' gần 400 tỉ đồng trong phiên giảm điểm cuối tháng 5

Thị trường tuần qua chuyển biến tích hơn về cuối tuần, dòng tiền thông minh tuần đổ vào ngành công nghiệp và hàng tiêu dùng thiết yếu

Thị trường chứng khoán tuần qua (3 – 7/6) giao dịch tích cực hơn vào những phiên cuối tuần nhờ tình hình vĩ mô bớt tiêu cực khi Mỹ cân nhắc hoãn lại lịch trình đánh thuế Mexico và chưa có diễn biến mới trong tình hình thương mại Mỹ - Trung. Ngoài ra, khả năng FED giảm lãi suất để ngỏ giúp các thị trường chủ chốt thế giới đồng loạt tăng điểm

Trong đó, tín hiệu tăng điểm tích cực từ thị trường Mỹ giúp VN-Index giữ vững mốc hỗ trợ 950 điểm tuy nhiên thanh khoản cạn kiệt đạt mức trung bình 2.327 tỉ đồng và cần được kiểm định trong tuần này. Dòng tiền hướng đến nhóm công nghiệp và hàng tiêu dùng thiết yếu.

Thị trường ghi nhận 8/18 ngành tăng điểm dẫn đầu bởi ngành truyền thông (tăng 2,53%), ngành công nghệ thông tin (2,18%) và ngành bán lẻ (2,09%) với một số mã tiêu biểu YEG, ELC, MWG…

Ở chiều ngược lại, ngành tài nguyên cơ bản, ngành hàng và dịch vụ công nghiệp, ngành ngân hàng tác động tiêu cực nhất lên thị trường, tỉ lệ giảm tương ứng 5,62%, 1,29% và 1,22%. Nổi bật là cổ phiếu HPG giảm 6,8%, HSG giảm 7,6%, GEX, VCB…

Tuần này (10 – 14/6), nhà đầu tư chú ý thông tin FTSE VN giao dịch cơ cấu danh mục trong thời gian từ ngày 10 – 21/6 và VNM công bố danh mục điều chỉnh vào ngày 15/6. Ngoài ra, thông tin vĩ mô tiêu cưc nếu Mỹ áp thuế tiếp lên 300 tỉ USD hàng hoá Trung Quốc.

Khối tự doanhmua ròng 150 tỉ đồng cổ phiếu phiên cuối tuần, tập trung 'xả' chứng chỉ quỹ E1VFVN30

Thống kê giao dịch bộ phận tự doanh phiên cuối tuần, khối này mua ròng 13,1 tỉ đồng với khối lượng 6,6 triệu đơn vị. Nếu loại trừ giao dịch bán ròng 140 tỉ đồng chứng chỉ quỹ ETF nội, khối tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 153 tỉ đồng phiên cuối tuần vừa qua.

dong tien thong minh 106 tu doanh ctck mua rong hon 150 ti dong co phieu cuoi tuan qua trao tay tram ti ccq voi khoi ngoai

Nguồn: Thu Thuỷ tổng hợp từ FiinPro

Ở chiều mua vào, khối tự doanh tập trung vào cổ phiếu SCR, giá trị mua đạt 112 tỉ đồng. Bên cạnh đó, khối này còn mua vào nhiều VNM (15,07 tỉ đồng), VIC (13,46 tỉ đồng), MSN (13,06 tỉ đồng) và TCB (12,09 tỉ đồng). Những cổ phiếu HPG, VHM, VJC, VPB và MBB cũng lọt top10 mua vào nhưng với giá trị thấp hơn 10 tỉ đồng.

Diễn biến trái chiều, khối tự doanh bán mạnh chứng chỉ quỹ E1VFVN30 (140 tỉ đồng). Cổ phiếu có giá trị bán ra cao nhất là MSN với 104,8 tỉ đồng. Theo sau là TCB (7,5 tỉ đồng), POW (5,6 tỉ đồng), VCI (1,54 tỉ đồng), SZC (1,37 tỉ đồng). Một số mã bị bán ra dưới tỉ đồng có FPT, NBB, IDI, REE.

Khối ngoại mua ròng trở lại 15 tỉ đồng trên HOSE, tiếp tục gom chứng chỉ quỹ E1VFVN30

Phiên cuối quần, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trên HOSE trong khi bán ròng trên HNX và UPCoM. Giá trị mua ròng 13,6 tỉ đồng toàn thị trường

Khối ngoại trở lại mua ròng trên HOSE, giá trị mua ròng đạt 15,2 tỉ đồng với khối lượng 6,5 triệu đơn vị. Dẫn dầu chiều mua ròng là chứng chỉ quỹ E1VFVN30 (139,89 tỉ đồng), kế đến có VIC (10,96 tỉ đồng), HVN (9,86 tỉ đồng). Ngược lại, những cổ phiếu bị bán ròng chủ yếu là GAS (39,14 tỉ đồng), HPG (31,41 tỉ đồng), VNM (30,09 tỉ đồng).

Trên HNX, hoạt động bán ròng duy trì với giá trị 800 triệu đồng, tập trung vào cổ phiếu PVS (815 triệu đồng), INN (616 triệu đồng) và VBC (239 triệu đồng). Ngược lại, khối ngoại mua ròng hai cổ phiếu TNG (467 triệu đồng) và BCC (157 triệu đồng).

Thị trường UPCoM ghi nhận giá trị bán ròng 792 triệu đồng nhưng mua ròng khối lượng 106.840 đơn vị. Cổ phiếu MPC bị bán ròng 3,2 tỉ đồng, ACV bị bán ròng 1,4 tỉ đồng, kế đến là VEA (585 triệu đồng). Trong khi đó, khối này mua ròng cổ phiếu GVR 2,8 tỉ đồng, bên cạnh đó còn có VTP (723 triệu đồng).

Lãnh đạo và nội bộ doanh nghiệp giao dịch cổ phiếu gì?

Thống kê đăng ký giao dịch phiên cuối tuần, bà Nguyễn Thị Hương, thành viên HĐQT CTCP Xây lắp điện 1 (Mã: PC1) thông tin muốn bán 400.000 cổ phiếu trên tổng số gần 1,5 triệu cổ phiếu PC1 hiện sở hữu. Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 13/6 đến 30/6 theo phương thức giao dịch khớp lệnh và thoả thuận. Nếu lần thoái vốn này thành công, bà Hương dự kiến giảm số cổ phần PC1 sở hữu còn 1,1 triệu.

Trong một diễn biến khác, bà Đặng Thị Mười, mẹ bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh – Trưởng BKS đăng ký mua 200.000 cổ phiếu TDM của CTCP Nước Thủ Dầu Một trong thời gian từ ngày 10/6 đến 15/6. Sau giao dịch, bà Mười có thể nâng tỉ lệ sở hữu tại Nước Thủ Dầu Một lên 0,375% vốn điều lệ, tương đương 600.000 cổ phiếu TDM.

Trang Nhi