Đôi bạn trẻ khởi nghiệp với sản phẩm và thương hiệu mang dấu ấn cá nhân

Cập nhật: 09:00 | 19/08/2020 Theo dõi KTCK trên

Lê Thị Cẩm Chi (SN 1994) và Lê Trần Duy Phong (SN 1993) tại Buôn Mê Thuột, quyết định khởi nghiệp để mang đến sản phẩm và thương hiệu có dấu ấn cá nhân đặc biệt.

Cách thức mới để ngành du lịch vượt qua thời gian khó khăn do dịch Covid-19

Ống hút gạo thân thiện với môi trường

Duyên nợ với đá quý phong thủy

Sản phẩm và thương hiệu mang dấu ấn cá nhân

Cẩm Chi và bạn trai quyết định về Buôn Mê Thuột lập nghiệp với công việc mở tiệm gốm Nhật sau gần 4 năm làm công việc thiết kế ở Sài Gòn. Tiệm gốm Nhà có Mèo của Cẩm Chi mới hoạt động được 5 tháng, mọi thứ vẫn đang trên bước định hình.

0550-img-4441

Hiện trên thị trường cũng có rất nhiều tiệm bán gốm Nhật nhưng Cẩm Chi và Duy Phong luôn muốn có điều khác biệt cho tiệm gốm của mình để khách hàng luôn nhớ đến. “Trước khi mở tiệm thì chúng tôi luôn tự hỏi tiệm của mình phải có gì đặc biệt để khách hàng lựa chọn thay vì các tiệm khác. Fanpage Nhà có Mèo không chỉ bán gốm mà còn đan xen những câu chuyện nhỏ ở tiệm, chuyện về những món đồ gốm hay các clip về làm gốm. Mỗi hình ảnh trên trang đều được đầu tư thời gian ‘thiết kế’ thêm hình vẽ trang trí, để tạo một tổng thể chung hài hoà trên trang”, Cẩm Chi chia sẻ.

Không chỉ tạo nhiều điểm thú vị cho fanpage của tiệm gốm mà mỗi bao bì dành cho khách mua tại tiệm hay mua online đều được vẽ tay hình mèo kèm dòng chữ "Nhà có Mèo". Các khâu đều tốn nhiều thời gian nhưng sẽ khiến khách hàng cảm thấy được tâm huyết của chủ cửa hàng và làm tăng giá trị sản phẩm khi đến tay khách hàng.

Tuy mở tiệm bán gốm Nhật nhưng Cẩm Chi và Duy Phong xác định đây chỉ là bước đầu trên con đường hình thành thương hiệu riêng của bản thân đó là làm gốm và các sản phẩm handmade khác. Vì cả hai cũng học mỹ thuật, có đam mê với công việc tạo hình sản phẩm và có thời gian làm ở công ty về sản phẩm handmade nên cũng muốn làm thứ gì đó mang dấu ấn cá nhân.

Đôi bạn trẻ khởi nghiệp với sản phẩm và thương hiệu mang dấu ấn cá nhân

Hiện tại, Cẩm Chi và Duy Phong đã bắt đầu thực hiện dần cho mục tiêu này bằng việc khoe các sản phẩm gốm bản thân tự thiết kế và nặn, cũng có những đơn đặt hàng đầu tiên. Họ chưa bán theo dạng mẫu có sẵn, chỉ để vài mẫu trên fanpage, có khách đặt thì làm thêm. Chưa có nhiều thời gian ngoài việc chăm tiệm gốm và người cũng ít nhưng họ đang dần phát triển và đặt nền móng cho thương hiệu của mình.

Trau truốt sản phẩm và trân trọng khách hàng

Gia đình Cẩm Chi ở Đăk Lăk, Duy Phong ở Tiền Giang. “Khi chúng tôi quyết định về Buôn Mê Thuột (quê Cẩm Chi) lập nghiệp thì hai bên gia đình đều tôn trọng quyết định của hai đứa. Mặc dù trước đây ở Sài Gòn, đi làm ở công ty thì thu nhập của cả hai cũng khá cao so với mặt bằng chung, nhưng chúng tôi vẫn quyết định khởi nghiệp”, Cẩm Chi chia sẻ.

Vì chưa làm kinh doanh bao giờ, nên khi mở tiệm ra cả hai người đều gặp nhiều tình huống cần xử lý khéo léo. “Những đơn hàng bị bể vỡ dù đã gói rất kỹ, mỗi món hầu như chỉ có một nên dù đền tiền cho khách thì cũng không có món thứ 2 tương tự để bù. Càng về sau thì chúng tôi càng có thêm kinh nghiệm về việc đóng gói đảm bảo hơn”, Cẩm Chi tâm sự.

Đôi bạn trẻ khởi nghiệp với sản phẩm và thương hiệu mang dấu ấn cá nhân

Hàng gốm sứ gia dụng, sử dụng trong gia đình thì khó để có khách hàng thân thiết, cố định. Vì nhu cầu mỗi gia đình không quá nhiều, mỗi món cũng sử dụng được lâu dài. Không như quần áo mua bao nhiêu cũng không đủ, đồ gốm sứ nếu mua nhiều quá sẽ không có chỗ để vì khá chiếm diện tích. Tuy vậy họ cũng may mắn có những vị khách quen, nhiều khi chỉ mua vì quý cách làm việc của họ chứ không hẳn là vì có nhu cầu mua đồ gốm cao. Cẩm Chi và Duy Phong rất trân trọng những khách hàng như vậy.

Còn với những món đồ do tiệm tự thiết kế và nung thì tuy được rất nhiều người quan tâm và nhắn hỏi mua, nhưng chỉ 1/10 số đó sau khi nghe giá thì vẫn quyết định mua. Đồ handmade nên giá khá cao, nhất là khi so với các món gốm có sẵn tại tiệm nên khách e dè là tất nhiên. Cẩm Chi nghĩ cần có thời gian để mọi người tiếp cận, làm quen và hiểu mức giá như vậy là xứng đáng với một món đồ thủ công. “Đó cũng là mục tiêu lâu dài của Nhà có Mèo. Tất nhiên để đạt được điều đó thì sản phẩm của chúng tôi phải đủ trau chuốt, hấp dẫn về cả mặt hình ảnh và chất lượng”, Cẩm Chi nhận định.

Cuộc sống của cả hai sau khi khởi nghiệp thì thay đổi nhiều. “Nhiều công việc phát sinh không theo giờ giấc cố định nên cũng ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân. Chúng tôi đang cố gắng điều chỉnh để việc làm theo một thời gian biểu khoa học hơn để cân bằng công việc và cuộc sống. Cũng như có thời gian rảnh tìm cảm hứng, ý tưởng mới cho công việc”, Cẩm Chi cho biết.

Lời khuyên dành cho các bạn khởi nghiệp:

Cái quan trọng nhất là phải tìm hiểu kỹ về lĩnh vực mà mình muốn kinh doanh: đối tượng khách hàng, nguồn hàng và xu hướng;

Khi đã quyết định khởi nghiệp thì cần kiên định, xác định trước là sẽ vất vả hơn đi làm công ăn lương;

Dù khó khăn nhưng được làm công việc mình yêu thích và được chủ động quyết định mọi vấn đề liên quan đến cuộc sống của bản thân thì em nghĩ rất xứng đáng.

Chàng trai 9X với ước mơ mang “tàu điện từ trường” về Việt Nam (Bài 2)

Anh Đào Tuấn Anh (SN 1993) tại Lào Cai, hiện là CEO Công ty TNHH Magnetic Levitation Technology Việt Nam vượt đã qua cú sốc ...

Khởi nghiệp với giống Thanh nhãn Củ Chi đặc biệt

Anh Trương Nguyễn Bảo Lộc (SN 1990) tại TP.HCM khởi nghiệp phát triển giống Thanh nhãn Củ Chi đặc biệt gây tiếng vang với người ...

Vượt qua cú sốc tinh thần, đứng lên để có khởi đầu hoàn hảo (Bài 1)

Anh Đào Tuấn Anh (SN 1993) tại Lào Cai, hiện là CEO Công ty TNHH Magnetic Levitation Technology Việt Nam - Công nghệ độc đáo ...

Nguyễn Trang

Tin liên quan