Điều tra chống bán phá giá ván gỗ công nghiệp nhập khẩu từ Thái Lan và Malaysia

Cập nhật: 08:35 | 21/04/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Bộ Công Thương ban hành Quyết định về điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm ván gỗ công nghiệp (ván gỗ MDF) có xuất xứ từ Thái Lan và Malaysia nhập vào Việt Nam (mã số vụ việc AD06).  

dieu tra chong ban pha gia van go cong nghiep nhap khau tu thai lan va malaysia Điều tra chống bán phá giá nhôm, hợp kim từ Trung Quốc
dieu tra chong ban pha gia van go cong nghiep nhap khau tu thai lan va malaysia Malaysia kết luận sơ bộ điều tra chống bán phá giá thép cuộn
dieu tra chong ban pha gia van go cong nghiep nhap khau tu thai lan va malaysia Indonesia chấm dứt điều tra chống bán phá giá với tôn màu Việt Nam

Cụ thể, gồm hành vi bán phá giá của các doanh nghiệp xuất khẩu của Thái Lan và Malaysia; thiệt hại của ngành sản xuất ván gỗ công nghiệp Việt Nam và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại của ngành sản xuất ván gỗ công nghiệp.

Hàng hóa bị cáo buộc bán phá giá là ván sợi bằng gỗ hoặc bằng các loại vật liệu có chất gỗ khác, đã hoặc chưa ghép lại bằng keo hoặc bằng các chất kết dính hữu cơ khác, chưa phủ mặt và chưa gia công thuộc các mã HS 4411.12.00, 4411.13.00, 4411.14.00, 4411.92.00, 4411.93.00, 4411.94.00.

dieu tra chong ban pha gia van go cong nghiep nhap khau tu thai lan va malaysia
Bộ Công Thương khuyến nghị tất cả các tổ chức, cá nhân đang xuất nhập khẩu, phân phối, kinh doanh, sử dụng hàng hóa bị điều cung cấp các thông tin cần thiết tới Bộ Công Thương

Trước đó, ngày 23/10/2018, Cơ quan điều tra nhận được Hồ sơ yêu cầu điều tra, áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm ván sợi bằng gỗ.

Bên yêu cầu gồm 4 nhà sản xuất ván sợi bằng gỗ đại diện cho ngành sản xuất trong nước, bao gồm: Công ty Cổ phần Gỗ MDF VRG Dongwha; Công ty Cổ phần Gỗ MDF VRG Kiên Giang; Công ty Cổ phần Gỗ MDF VRG Quảng Trị; và Công ty Cổ phần Kim Tín MDF.

Sau khi thẩm định hồ sơ, Cơ quan điều tra kết luận Bên yêu cầu đã cung cấp các cơ sở hợp lý để tính toán biện độ phá giá của hàng hóa nhập khẩu, dấu hiệu về thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước và mối quan hệ nhân quả.

Bộ Công Thương có thể áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước đối với hàng hóa bị áp thuế trong thời hạn 90 ngày trước khi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời.

Do đó, Cơ quan điều tra khuyến cáo các tổ chức, cá nhân trong quá trình ký kết hợp đồng nhập khẩu, phân phối, kinh doanh, sử dụng hàng hóa bị điều tra cần lưu ý về khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời và thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước.

Tùng Linh